Tấm màn nhung từ từ khép lại trong tiếng vỗ tay giòn giã, kéo dài, tưởng chừng như không dứt. Bốn mươi lăm phút trình diễn của nghệ sĩ múa hình thể Matilda Leyser đã ngưng đọng thành vệt, đậm đặc trong tâm khảm khán giả. Một cảm giác thật hạnh phúc, thật tuyệt vời và trọn vẹn khi họ được tận mắt chứng kiến môn nghệ thuật đỉnh cao của ngôn ngữ hình thể trên không. “Điểm chết” của Leyser đã ám ảnh tâm trí tôi. Cô đã trở thành nguồn cảm hứng và nguyên mẫu trong những tác phẩm văn học của tôi sau này
Nghệ sĩ múa Matilda Leyser (Vương quốc Anh)
Nghệ sĩ múa hình thể Matilda Leyser sinh ra và lớn lên tại Vương quốc Anh. Từ nhỏ, cô đã bị những vũ điệu nhảy hiện đại, những động tác mạo hiểm và khéo léo của môn nghệ thuật xiếc mê hoặc. Lớn lên Leyser đã lựa chọn và theo đuổi môn nghệ thuật sân khấu hình thể trên không. Nghệ sĩ theo nghề này nhất thiết phải có một thể lực tốt, một trái tim khỏe mạnh, ưa mạo hiểm, và một trí lực minh mẫn. Nhận lời mời của Hội đồng Anh tại Hà Nội, Leyser đã đem đến cho công chúng ViệtNam hai vở diễn đẳng cấp là “Dòng đời” và “Điểm chết”.
Khán giả như bị lún sâu xuống ghế bởi bóng tối và sự yên tĩnh. Cánh rèm sân khấu từ từ mở ra, nổi lên phía tít trần nhà là hình hài chiếc bào thai và một quầng sáng mờ như ánh trăng. Chiếc bào thai cựa quậy, lớn lên rồi lăn nhẹ nhàng trên sợi dây xuống đất và nở ra một đứa trẻ lấy bấy, mút chặt lấy sợi dây. Sợi dây dài như tượng hình vòng nhau thai của người mẹ. Đứa bé lớn lên, trưởng thành rồi cũng mang bầu, cũng làm mẹ và bước đến tuổi già. Đó là nội dung tác phẩm Dòng đời. Leyser đã nhào lộn một cách điêu luyện trên không trung với sợi dây thừng đơn độc, không dụng cụ bảo hiểm, không đệm dưới sàn, không người canh chừng: Cuộc trò chuyện giữa người phụ nữ và sợi dây - bạn đồng hành trong suốt cuộc đời. Một con đường duy nhất. Một định mệnh. Chiếc dây thừng luôn xoắn bện, thể hiện cái dính dấp của cuộc sống với bản thể. Khi cô cuốn trên nó hay bị nó cuốn theo, cứ thế bện xoắn vào nhau từ điểm đầu cho đến điểm cuối của dòng đời cũng chính là điểm cuối của sợi dây. Không gian tĩnh lặng dường như chỉ còn nghe thấy tiếng thở dồn dập của Leyser và những bắt đuổi hụt hơi của khán giả. Linh hồn và thể xác của cô như nhập đồng với sợi dây thừng, với những động tác mắc tay, văng người, thả rơi tự do, khi thì trườn ngược lên cao, rồi bất ngờ lao vụt xuống thấp... với độ căn chỉnh giữa cơ thể, sợi dây và mặt đất, chính xác tuyệt đối. Mỗi động tác của Leyser đều như tỏa ra một ma lực, hút toàn bộ tâm trí của khán giả. Họ nín thở “rượt đuổi” cô. Khi khán giả còn chưa hết ngỡ ngàng thì ánh đèn sân khấu vụt sáng. Tiếng vỗ tay nổi lên giòn giã kéo dài đến tận khi Điểm chết đột ngột xuất hiện.
Người phụ nữ trẻ đi tới bên sợi dây thừng, cô ngước nhìn lên cao và bắt đầu thì thầm đọc một bài thơ Haiku của Nhật Bản: Ôi con ốc sên, trèo lên đỉnh Phú sĩ rất chậm.
Cô đưa tay quấn lấy sợi dây thừng, những ngón chân cũng bấm, móc chắc vào sợi dây; lên cao, xa, vượt qua, sắp đến... Cô ấy trượt chân và tự nhủ; Ôi chú ốc sên trèo lên đỉnh Phú Sĩ, nhưng chậm rãi thôi. Cô tiếp tục trèo; trèo lên, là một việc khó khăn. Nhưng sẽ đưa ta đi xa, lên trên và vượt qua... Bất ngờ cô đu người sang chiếc đu dây mắc như chiếc võng trên không trung. Chiếc đu dây như cây cầu nối liền cô với thế giới trên không/thiên đàng; Cô đặt chân lên mọi điểm giao nhau nơi mà đường thẳng đứng gặp đường ngang; Cô ấy đu dây điêu luyện, trong bầu không khí trong lành và bên trên thế giới; Từ điểm nhìn trên cao ấy, cô cảm nhận một vẻ đẹp không thể nào diễn tả được, nơi bầu khí quyển bị xáo trộn và các yếu tố cấu thành vẻ đẹp ấy, mọi thứ đều chuyển động, dễ dàng, khó khăn vượt qua không trung; Sự xáo trộn của gió mây, sự thay đổi của ánh sáng, những đợt sóng, mắt bão, cơn bão... Xung quanh cô ấy, từ cấu trúc bên trong đến bên ngoài, vừa gần, vừa xa, xa hơn nữa; Những hàng cây ở những nơi nào? Mỗi thân cây đều hướng lên bầu trời... xa hơn nữa; Một người đàn ông và một người đàn bà đang tranh luận.
Người đàn ông nói: Cái đu đang chuyển động
Người đàn bà nói: Gió đang chuyển động
Một bà già đi qua nói: Hãy thôi tranh luận đi. Đó là ý nghĩ đang chuyển động.
Chiếc đu dây trên không trung lao nhanh vun vút như một mũi tên, bất ngờ Leyser văng mình ra khỏi sợi dây, thả rơi tự do. Khán giả ồ lên trong sự co thắt liên hồi của nhịp tim. Vài ba người đã rú lên, hoảng sợ. Đột ngột, khéo léo, Leyser đã nhanh nhẹn neo hai cánh tay mình vào sợi dây. Càng lúc cô càng khiến khán giả hồi hộp. Những động tác khi nhanh, khi chậm, khi ngọt ngào, khi say mềm, khi thót tim, khi đờ đẫn... Đặc biệt, là những khoảnh khắc tĩnh lặng trên đỉnh của chiếc dây đu. Trong môn nghệ thuật trên không thì thời điểm đó được gọi là Điểm chết. Đây chính là điểm kỳ diệu, cuốn hút nhất của quá trình trình diễn. Nó đã bóp nghẹn trái tim khán giả. Điểm chết diễn tả trạng thái chờ đợi mòn mỏi; Là sự hợp nhất hoàn hảo của vũ điệu trên không và lời thoại, là hành trình đến đỉnh điểm của sức tưởng tượng, từ nơi đối chọi của những tư duy; Là sự phân vân giữa trạng thái chờ đợi và không trọng lượng, tuyệt vọng và hy vọng. Đây là một câu chuyện về sự cố gắng tìm đến những thái cực. Vừa đọc thơ, Leyser vừa phải minh mẫn và khéo léo trình diễn, sao cho những động tác phải cực kỳ chuẩn xác. Xung quanh cô không có một phương tiện bảo hiểm nào. Đơn độc. Điêu luyện. Kỳ diệu. Để có thể trình diễn thuần thục những động tác quá khó ấy và từng bước đến được Điểm chết, Leyser đã phải tập luyện cả một nửa cuộc đời. Cô đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa vũ đạo nhảy, nghệ thuật mềm dẻo của xiếc, và giọng đọc thơ dịu dàng... tất cả hòa quyện, xoắn bện vào nhau thành một chỉnh thể hoàn hảo. Sự hòa quyện đỉnh điểm giữa thân thể và tâm hồn và sợi dây đu/dòng đời, đã tạo nên siêu phẩm múa Điểm chết và Dòng đời.
Tấm màn nhung từ từ khép lại tiếng vỗ tay giòn giã, kéo dài, tưởng chừng như không dứt. Bốn mươi lăm phút trình diễn của nghệ sĩ múa hình thể Matilda Leyser đã ngưng đọng thành vệt, đậm đặc trong tâm khảm khán giả. Một cảm giác thật hạnh phúc, thật tuyệt vời và trọn vẹn khi họ được tận mắt chứng kiến môn nghệ thuật đỉnh cao của ngôn ngữ hình thể trên không. Điểm chết của Leyser đã ám ảnh tâm trí tôi. Cô ấy đã trở thành nguồn cảm hứng và nguyên mẫu trong những tác phẩm văn học của tôi, sau này.
TIN LIÊN QUAN
Nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Trương Mỹ Hoa trở lại châu Âu lần này là để vận động cho “Quỹ học bổng Vừ A Dính” và kết nối những tấm lòng hướng về biển đảo thông qua CLB “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”. Nhiều kiều bào đã thực sự xúc động và đồng cảm với những việc bà làm. Sau mỗi cuộc nói chuyện của bà, mọi người đều đăng kí trở thành thành viên CLB, thậm chí có người còn đóng lệ phí cả 10 năm...
TS. Yen PlatzXEM NHIỀU NHẤT
(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)
TS. Yen PlatzChị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.
TS. Yen Platz
BÌNH LUẬN