September 20, 2022 18:23 TS. Yen Platz
TS Hans-Peter Glanzer từng được bổ nhiệm làm Đại sứ tại Colombia, Brazil, Syria, và Việt Nam (tháng 9/2021). Bây giờ, ông có mong muốn trở thành người đồng cảm sâu sắc về nước Việt Nam. Nhân kỉ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ Áo - Việt (1972-2022), đại sứ Hans Peter Glanzer đã có một buổi trò chuyện cùng phóng viên WAJ.
3206_z3429209611404_f85fba974e8643d4e3b49a8a9e893775_hbkh.jpg

TS Hans-Peter Glanzer, Đại sứ nước Áo tại Việt Nam

PV: Thưa Đại sứ, xin Đại sứ cho biết cụ thể về những hoạt động quan trọng nhất sẽ được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Áo và Việt Nam?

Chúng tôi đang tổ chức nhiều sự kiện, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa và kinh tế. Phối hợp với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, chúng tôi đã tổ chức buổi hội thảo về Công nghệ giao thông công cộng tương lai giữa tháng 6, được diễn ra tại Hà Nội vào giữa tháng Sáu. Vào giữa tháng 7, Thư viện Quốc gia cũng đã tổ chức một cuộc triển lãm “Arnold Schoenberg” và tại nơi được gọi là trường Viennese thứ hai thì sẽ là triễn lãm các nhà soạn nhạc cổ điển và đương đại người Áo thời Schuberg.

Ngoài ra còn có các buổi hòa nhạc thính phòng của các nhạc sĩ đến từ dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam. Chúng tôi cũng có kế hoạch đưa bộ tứ saxophone từ Áo về Việt Nam vào cuối tháng 9. Họ sẽ biểu diễn tại Học viện Âm nhạc, Hà Nội và tại nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Và có thể nói rằng các sự kiện văn hóa quan trọng rất gần với ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.

Đó là ngày 1/12/1972. Buổi biểu diễn của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam với sự tham gia của chỉ huy dàn nhạc Giao hưởng Vienna và hai ca sĩ tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 26/11 và một trong số đó là ca sĩ siêu nổi tiếng của Nhà hát Opera ở Vienna. Họ sẽ biểu diễn cùng nhau trong chương trình "Âm nhạc đến từ Vienna". Đây sẽ là sự kiện kết thúc của chúng tôi. Tuy nhiên, cũng có một số sứ mệnh liên quan đến thương mại cùng với các doanh nghiệp của Áo tại Việt Nam. Một sự kiện diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long vào giữa tháng Năm về công nghệ xanh và một sự kiện về công nghệ đường sắt vào tháng 6.

Vào tháng 10 tới sẽ có phái đoàn thương mại quan trọng đến từ một tỉnh thành của Áo sẽ cùng với Bộ trưởng Bộ Kinh tế Áo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Và các phái đoàn này cũng nằm trong khuôn khổ các đoàn thương mại. Bộ phận thương mại của chúng tôi cũng sẽ tổ chức giao lưu kinh doanh với các đối tác, vì vậy sẽ tạo cơ hội cho việc gặp gỡ các đối tác kinh doanh giữa Việt Nam và Áo.

PV: Ngài có thể chia sẻ về những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực giáo dục, sức khỏe, văn hóa, nghiên cứu khoa học, kinh tế, thương mại, truyền thông, báo chí mà cả hai nước đã được trong 50 năm qua không?

Tôi xem xét hai lĩnh vực. Thứ nhất, quan hệ kinh tế. Có một sự phát triển rất năng động ở lĩnh vực này. Kể từ năm 2000, khối lượng lãi suất song phương đã tăng gấp 10 lần, đạt mức cao nhất là 1,4 tỷ euro vào năm ngoái. Tôi phải nói rằng đó là một thặng dư mạnh có lợi cho Việt Nam. Vì vậy Việt Nam đang xuất khẩu nhiều hơn sang Áo và nhập khẩu nhiều hơn từ Áo. Ngoài ra, có một số công ty của Áo tại Việt Nam, một số công ty có tên tuổi nổi tiếng như Swarovski hoặc là các nhà sản xuất nổi tiếng như Cherry, Doppelmayr. Khoảng 50 đến 60 công ty có mặt tại Việt Nam, chủ yếu ở miền Nam Việt Nam và vì sự phát triển mạnh mẽ này nên chúng tôi mở văn phòng về lĩnh vực thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2019.

Lĩnh vực thứ hai mà tôi muốn đề cập đến là lĩnh vực học thuật. Chúng ta có khoảng 30 thỏa thuận hợp tác giữa các trường đại học ở Áo và Việt Nam, và nhiều trường đại học trong số này tham gia vào cái gọi là Mạng lưới các trường đại học hàn lâm ASEAN Châu Âu, được gọi là ASEAN UNINET. Và mạng lưới này được thành lập bởi các trường đại học Việt Nam và Áo. Và tôi nghĩ rằng chúng ta đang thấy những tiến bộ rất tích cực, đặc biệt là trong hai lĩnh vực này.

Vì vậy, chúng tôi rất may mắn vì trường đại học Vienna của tôi và Học viện của tôi ở Việt Nam  đã hợp tác với nhau được 10 năm nay. Tôi cũng cảm ơn rất nhiều.

Ví dụ trường Đại học Krems và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Họ cũng có chương trình đào tạo cử nhân về quản trị du lịch và lữ hành. Tôi đã có mặt ở đó vào tháng 4 khi họ trao bằng tốt nghiệp tại Hà Nội.Tôi nghĩ đó cũng là một minh chứng về sự hợp tác tốt đẹp giữa các trường đại học giữa Áo và Việt Nam.

z3905654204823_0592b96d48f6d3edd6cd21d185d317e3.jpg

TS Hans-Peter Glanzer, Đại sứ nước Áo tại Việt Nam trong cuộc phỏng vấn với phóng viên WAJ

PV: Thưa ngài Đại sứ, giữa Áo và Việt Nam có những giải thưởng chung nào về khoa học, doanh nhân, nghệ sĩ trong việc hợp tác giữa hai quốc gia. Nếu không có, Ngài có thể đưa ra một vài lời đề nghị nào không?

Cho đến nay, vẫn chưa có giải thưởng chung nào được đưa ra bởi các tổ chức giáo dục giữa Việt Nam và Áo. Nhưng tôi sẵn sàng đưa ra những gợi ý về điều đó. Vì tôi nghĩ nên dành sự công nhận và ghi nhận đặc biệt cho những người đã làm được nhiều điều trong các lĩnh vực song phương, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà bạn đã đề cập. Ví dụ ở Áo thì chúng tôi có một hệ thống các giải thưởng, nhưng chỉ dành cho phía nước Áo. Nhưng cho đến nay thì vẫn chưa có giải thưởng chung nào như vậy.

PV: Vienna được coi là thủ đô âm nhạc của thế giới. Trong những năm qua, Đại sứ quán Áo tại Việt Nam đã mời nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sang Việt Nam biểu diễn. Ngài nghĩ sao về âm nhạc đóng vai trò gì trong việc kết nối công chúng và con người giữa các quốc gia?

Vâng, tôi nghĩ âm nhạc và nghệ thuật nói chung là những công cụ rất có giá trị để hiểu rõ hơn về con người, văn hóa, tâm lý chung của một quốc gia. Tôi nghĩ bạn cũng có thể thấy điều đó như là một di sản của loài người. Những thành tựu âm nhạc, tác phẩm và nhiều nữa. Và tôi nghĩ di sản chung này cũng sẽ giúp tạo ra một nền tảng rất tốt cho sự hiểu biết tốt hơn giữa các quốc gia và con người. Có lẽ đó là một cách dễ dàng hơn để hiểu các quốc gia khác.

PV: Trong lịch sử, Cộng hòa Áo và Việt Nam, cả hai quốc gia đã hứng chịu những hậu quả của cuộc chiến tranh nặng nề hơn so với các nước khác, cả hai đã rút ra một bài học đắt giá cho về hòa bình. Vậy với tư cách là người đã từng đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Uỷ ban thứ hai trong Đại hội đồng lần thứ 52, Phái đoàn thường trực của Áo tại Liên hợp quốc, New York (1996-1999) và Phó Trưởng Phái đoàn thường trực của Áo tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (1999-2004), quan điểm của Ngài như thế nào về vai trò, vị trí của Áo và Việt Nam trong vấn đề gìn giữ nền hoà bình chung cho khu vực và thế giới hiện nay thưa Đại sứ?

Vâng, tôi xin cảm ơn. Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất quan trọng và rất xác đáng. Như bạn đã đề cập, cả hai quốc gia trải qua giai đoạn lịch sử này đều là những người ủng hộ mạnh mẽ trật tự toàn cầu trong việc củng cố của các hệ thống đa phương cũng như ủng hộ Liên hợp quốc và các thể chế khu vực. Ví dụ, đối với Áo, bạn đã đề cập đến OSCE mà trụ sở hoạt động rất gần với nơi chúng tôi đang làm hiện nay.

Ví dụ, trong một cuộc phỏng vấn về nước Áo, tôi có thể nói rằng đây là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chúng tôi. Nhưng chúng tôi cũng đang nghiên cứu các sáng kiến ​​giải trừ quân bị. Ví dụ, việc loại bỏ các loại vũ khí mang tính hủy diệt hàng loạt là một trong những sáng kiến ​​của Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân. Ví dụ, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên đạt tiêu chuẩn theo công ước này. Vì vậy, tôi thực sự thấy đây là điểm quan tâm chung thiết thực.

Vienna cũng là một trong những trụ sở của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Tôi đã đề cập đến OEC,  Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, UNIDO (Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc) cũng có trụ sở tại Vienna. Có rất nhiều tổ chức quốc tế ở đây, và tôi nghĩ Vienna cũng là một nơi gặp gỡ cho một cuộc đối thoại.

Hi vọng là điều đó có thể xảy ra, nhưng hiện vẫn chưa rõ về chương trình hạt nhân của Iran. Các chương trình đó sẽ được tổ chức tại Vienna, và tôi nghĩ sẽ rất tốt nếu chúng tôi có thể cung cấp một nền tảng cho nhưngc kiểu đối thoại này. Nhưng cũng phải nói rằng đây đều nằm trong chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh châu Âu. Chúng ta cũng có thể xem Liên minh Châu Âu là một dự án hòa bình.

Ngoài ra, châu Âu đã có những trải nghiệm rất đau thương với hai cuộc chiến tranh thế giới. Và tôi nghĩ rằng một trong những bài học rút ra từ cuộc chiến này là Liên minh châu Âu. Tôi nghĩ rằng Việt Nam cũng đang góp phần trong việc  xây dựng khu vực. Việt Nam cũng đã rất thành công trong vai trò là chủ tịch của ASEAN vào năm 2020 và tôi cũng nghĩ rằng điều đó sẽ tạo hình ảnh tốt trong Liên Hợp Quốc.

Việt Nam là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Tôi nghĩ điều đó cũng cho thấy sự quan tâm và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với sự ổn định và thịnh vượng. Minh chứng là học viện Ngoại giao tại Hà Nội, Việt Nam cũng tổ chức các hội thảo chuyên sâu hàng năm. Ví dụ, về các vấn đề phức tạp của luật pháp, luật biển cũng là một vấn đề rất quan trọng đối với Việt Nam, điều này cho thấy rõ ràng sự quan tâm của Việt Nam đối với những gì tôi đã đưa ra về các quy luật đã định sẵn.

PV: Theo Ngài, cuộc chiến tranh giữa Nga và Ucraina hiện nay có ảnh hưởng gì đến mối quan hệ giữa Áo và Việt Nam không, nếu có thì sự ảnh hưởng đó như thế nào thưa Đại sứ?

Tôi không thấy những tác động trực tiếp nào từ cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đến quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, như đã đề cập, lợi ích chung của Áo và Việt Nam là một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ vững chắc. Tôi tin rằng việc Nga tấn công Ukraine là vi phạm nghiêm trọng trật tự dựa trên quy tắc này và luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật nhân đạo quốc tế. Nó đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản nhất, chẳng hạn như tính toàn vẹn lãnh thổ được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc. Và tôi nghĩ điều này sẽ cho phép kẻ mạnh nhất chiếm ưu thế. Tôi nghĩ chúng ta cần nghiêm túc và nói rằng: "Luật pháp quốc tế áp dụng cho tất cả các quốc gia. Tôi nghĩ đó là một bài học quan trọng".

PV: Thưa Ngài, chúng tôi được biết, hầu hết các đời Tổng thống Áo đều đã rất nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Áo và Việt Nam, trong đó, đặc biệt là Tổng thống Heinz Fischer - ông đã từng xuống đường biểu tình phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam và đã được công chúng Việt Nam rất ngưỡng mộ. Chúng tôi cũng được biết rằng nhiều vị Đại sứ Áo tại Việt Nam cũng đã nhận được những sự yêu mến của nhân dân Việt Nam, vậy xin hỏi Ngài một câu tế nhị rằng trong nhiệm kỳ của mình, Ngài hy vọng sẽ để lại ấn tượng gì cho công chúng và nhân dân Việt Nam?

Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta đã rất nỗ lực trong việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước chúng ta, giữa nhân dân hai nước, không chỉ ở cấp độ chính trị, mà còn giữa các tổ chức giáo dục, trong các lĩnh vực kinh tế và nhiều lĩnh vực khác nữa. Tôi cũng nhận thấy một số người yêu thích Việt Nam, con người Việt Nam và văn hóa của Việt Nam, một số người sẽ muốn đi đến những vùng xa xôi, các vùng phía bắc, khu vực trên núi. Vì vậy, để có được một bức tranh tổng thể về đất nước của bạn và cách tôi nghĩ tôi thích được nhìn nhận cuối cùng như thế nào, đó là tôi muốn trở thành một người có sự đồng cảm sâu sắc về đất nước và con người nước bạn. Và nếu tôi đạt được điều đó thì tôi sẽ rất là vui.

PV: Cảm ơn Ngài rất nhiều. Và Ngài có ý kiến gì về các khán giả ở Việt Nam và Áo không?

Tôi có thể nói rằng nếu có cơ hội đến được một trong hai đất nước thì cả hai đất nước đều rất nét đặc trưng riêng, rất đẹp và rất đa dạng các di sản văn hóa mà cả hai quốc gia có chung với nhau.

 

 

 

 

(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)

TS. Yen Platz

Chị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.

TS. Yen Platz

ĐẤU GIÁ