July 20, 2023 11:51 GS, TS Thomas Alfred Bauer
Việt Nam là một trong những trung tâm sản xuất cạnh tranh hàng đầu khu vực đang hưởng lợi từ sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu nhờ chính sách linh hoạt trong điều tiết sản xuất và xuất khẩu. Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) mới đây dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 và 6,8% trong năm 2024 bất chấp tác động từ tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, chính sách tiền tệ thắt chặt tại các thị trường lớn (Mỹ, EU) và ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine.
VN-doi tac tin cay cua qt.jpg

Việt Nam – Đối tác tin tậy và tiềm năng của quốc tế (Photo: http://www.moit.gov.vn)

Việt Nam - đối tác tiềm năng tại khu vực châu Á

Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) mới đây dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 và 6,8% trong năm 2024 bất chấp tác động từ tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, chính sách tiền tệ thắt chặt tại các thị trường lớn (Mỹ, EU) và ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine (GDP năm 2022 đạt 409 tỷ USD). Việt Nam là một trong những trung tâm sản xuất cạnh tranh hàng đầu khu vực đang hưởng lợi từ sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu nhờ chính sách linh hoạt trong điều tiết sản xuất và xuất khẩu.

Môi trường đầu tư Việt Nam được cải thiện mạnh mẽ, ngày càng hấp dẫn nhờ
chú trọng việc tinh gọn các thủ tục hành chính, tiếp tục ưu đãi thuế, phí cho doanh nghiệp sản xuất và thúc đẩy đầu tư công. Chính phủ Việt Nam đang đẩy nhanh tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng toàn quốc (khoảng 5,7% GDP) với mục tiêu kết nối các cảng biển, sân bay, kho, bãi thành một mạng lưới logistic thống nhất, tạo động lực đưa nước này trở thành một trong những thị trường mới nổi phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á. Trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam đang thực hiện chiến lược song mã nhằm sớm thực hiện thành công các cam kết “chuyển đổi Xanh” tại COP26; một mặt duy trì thủy điện, nhiệt điện nhằm đảm bảo năng lực sản xuất và an ninh năng lượng quốc gia, mặt khác đẩy nhanh việc đầu tư 133 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng điện mới vào năm 2030.

Thị trường lao động Việt Nam - với số lượng tương đối lớn, được đào tạo tốt so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực - ngày càng trở nên hấp dẫn các doanh nghiệp FDI. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, Việt Nam nổi lên là một trong những điểm đến an toàn cho các nhà sản xuất toàn cầu nhờ chính sách thương mại cởi mở với 15 Hiệp định FTA đã có hiệu lực, kết nối gần như toàn bộ các nền kinh tế lớn của thế giới (Mỹ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Ấn Độ...); qua đó đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất, giảm bớt khả năng bị tổn thương trước sự gián đoạn nguồn cung và các sự kiện địa chính trị.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh xung đột, bạo loạn xẩy ra ở nhiều nơi trên thế giới, Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia có nền chính trị tương đối ổn định. Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp nước này có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế, tạo được một nền hòa bình và thịnh vượng, cũng là cơ sở giúp các đối tác quốc tế yên tâm, tin cậy khi đầu tư vào thị trường đầy tiềm năng tại Việt Nam.

Quan hệ Việt Nam - Áo ngày càng phát triển đi vào thực chất

Việt Nam - Áo có quan hệ hữu nghị, truyền thống, trao đổi thương mại song phương đứng đầu trong ASEAN và top 10 EU. Trong hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam - Áo đã không ngừng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Hai bên đã thường xuyên duy trì tiếp xúc và trao đổi các đoàn cấp cao, hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và cùng phát triển.

2.50 Years of Diplomatic Relations (1972-2022).jpg

Chương trình nghệ thuật đặc biệt tại Thủ đô Wien nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Áo-Việt (1972-2022) (Photo: WAJ)

Tháng 10/2018, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm cấp cao đến Áo; tháng 9/2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ công tác đến Áo nhân dịp tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSPS) tổ chức tại Vienna, CH Áo; tháng 4/2023, Bộ trưởng Ngoại giao Áo, Alexander Schallenberg cũng đã có chuyến thăm cấp cao đến Việt Nam.

Hiện Áo nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Trong khi đó, VN là đối tác lớn nhất của Áo trong khối ASEAN, kim ngạch hai chiều tăng trưởng nhanh, đạt 2,8 tỷ USD (2022). Áo có hơn 40 dự án có hiệu lực tại Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực đường sắt, y tế, đào tạo nghề, xử lý nước thải... Doanh nghiệp Áo đã từng bước ghi được dấu ấn với Việt Nam như các công ty Doppelmayr, Gleisbauer của Áo đã tham gia xây dựng tuyến cáp treo sở hữu 02 kỷ lục Guiness tại kỳ quan thiên nhiên vịnh Hạ Long - Quảng Ninh (Việt Nam). Tuy nhiên, hợp tác kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của lãnh đạo và nhân dân hai nước.

1.President Alexander Van Der Bellen-President Vo Van Thuong (2023).jpg

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng (bên phải) và Tổng Thống Áo Alexander Van der Bellen cùng Phu nhân tại Lễ đăng quang của Vua Charles III, Vương Quốc Anh (6/5/2023) (Photo: TTXVN)

Vừa qua, Tổng thống Alexander Van der Bellen đã mời Tân Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng và đoàn đại biểu cấp cao nước này sang Áo từ 23 - 25/7/2023 nhân dịp 50 năm kỷ niệm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là dấu mốc quan trọng, là dịp để lãnh đạo và hai nước thảo luận làm sâu sắc hơn về hợp tác chính trị, kinh tế và thương mại ở cấp độ song phương và đa phương. Đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp Áo xúc tiến thương mại, dẫn đầu làn sóng đầu tư vào Việt Nam, đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Áo đi vào chiều sâu và thực chất hơn.

3.Vietnam President Vo Van Thuong (Baodautuvn).jpg

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng (Photo: TTXVN)

Ông Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970, được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước (02/3/2023), trở thành người trẻ nhất đảm nhận chức vụ này tại Việt Nam. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có kinh nghiệm phong phú trên nhiều lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế; là người khởi xướng xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để sớm đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ, văn hóa và đổi mới sáng tạo tại Đông Nam Á và châu Á.

Wien, 7/2023

GS, TS. Thomas A Bauer, TS Yen Platz (Austria) & Hội đồng biên tập 

 

(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)

TS. Yen Platz

Chị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.

TS. Yen Platz

ĐẤU GIÁ