July 29, 2022 13:38 TS. Yen Platz
(Nghệ sĩ Bỉ Francoise, Carla, Alain)

Ba nghệ sĩ âm nhạc nổi tiếng của Vương quốc Bỉ là Francoise, Carla, Alain sẽ có đêm diễn chung với nghệ sĩ kèn Saxophone Quyền Thiện Đắc và nghệ sĩ bộ gõ Lê Quốc Hưng trong ba bản nhạc “Blue for Marry”, “Sleeping water”, “Indecision”: “Chúng tôi sẽ cố gắng truyền tải cảm xúc tới khán giả một cách tối ưu nhất. Jazz sẽ mách bảo khán giả cách tận hưởng bằng toàn bộ những cảm giác của cơ thể”. Đây là đêm nhạc pha trộn giữa jazz và cổ điển, tạo ra nhạc jazz mới, sẽ có những màu sắc, âm hưởng du dương của thơ.

z3603111540613_0b39507526e2e15e1428f9fdeb57fdae.jpg

Các nghệ sĩ Bỉ Francoise, Carla, Alain (từ phải sang trái)       

- PV: Trân trọng cách viết, cách chơi của nhau trong sáng tác, khiến âm nhạc của các anh, chị có sự cởi mở, tươi tắn và nhiều màu sắc?

- Nghệ sĩ Francoise, Carla, Alain: Chúng tôi thường phải nghe nhạc của nhau nhiều lần. Sau đó, khám phá ra lối chơi và cảm nhận thông điệp của nhau, rồi cùng đi đến quyết định. Ví dụ, tôi viết một khúc nhạc theo cách của tôi và Carla thì chơi khúc nhạc đó theo cách của cô ấy. Chính sự tôn trọng nhau đã giúp chúng tôi cùng sáng tạo nên những giai điệu pha trộn đầy màu sắc. Điều thuận lợi nữa là chúng tôi đều đã học nhạc cổ điển và cùng chuyển sang học nhạc Jazz. Vì thế, các tác phẩm của chúng tôi thường soạn trên nền nhạc cổ điển, tạo cho những khúc jazz có được những giai điệu phong phú nhất. Hoặc như chúng tôi đã dùng những bản jazz soi lại nhạc cổ điển để tạo ra những khuông nhạc tươi mới hơn nó vốn có.

- PV: Các anh chị có gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi phong cách không?

- Nghệ sĩ Francoise, Carla, Alain: Nhịp điệu của nhạc cổ điển khô cứng, hàn lâm, bác học, lối viết khó vì phải soạn trên nhiều nhạc cụ. Khi chơi nhạc cổ điển phải tuân thủ nghiêm ngặt những chuẩn mực, bó chặt trong những trật tự của lối chơi. Còn nhịp điệu của jazz thiên về sự cảm nhận. Từng nốt nhạc ăn sâu vào cơ thể, đòi hỏi nhạc sĩ phải chơi nhạc bằng toàn bộ cảm nhận của cơ thể (giống như hiện tượng vật lý học). Cách chơi và soạn nhạc jazz thường ngẫu hứng và phóng túng. Hai phong cách ấy bổ trợ cho nhau.

- PV: Vì sao những bản nhạc Jazz của các anh, chị lại có năm phách, bốn mươi hai hay mười ba ô nhịp, hát đối và những lắt léo trong tiết tấu?

- Nghệ sĩ Francoise, Carla, Alain: Chúng tôi tìm cách thoát khỏi hình mẫu chuẩn của những sáng tác jazz thông thường. Ví dụ, một bản nhạc jazz chuẩn là 32 ô nhịp nhưng tôi thêm 42 ô nhịp, nhạc blue 12 ô nhịp nhưng tôi làm 14 ô nhịp, hoặc những phách tiết tấu chỉ có trong nhạc dân gian nhưng chúng tôi đã vận dụng để tạo ra năng lượng mới cho những bản nhạc jazz như trong album “There is an effel there”.

- PV: Album “There is an effel there”, có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với sự nghiệp của các anh, chị?

- Nghệ sĩ Francoise, Carla, Alain: “There is an effel there” có hai ý nghĩa quan trọng, đó là, cách chơi chữ, nửa câu đầu là tên của tôi và nửa câu sau là tên của chị Carla Van. Chúng tôi cùng hoàn thành CD này với nhạc sĩ hòa âm phối khí Renaud Lhoest. Chính CD này đã khám phá ra phong cách và đánh dấu tên tuổi của chúng tôi.

- PV: Đối với nghệ sĩ thì việc sáng tạo cá nhân là tối thượng, nhưng để đảm bảo cho sự thành công của bản nhạc, có khi nào nghệ sĩ hòa âm phối khí Renaud Lhoest đã “xâm phạm” quyền tối thượng ấy không?

- Nghệ sĩ Francoise, Carla, Alain: Thông thường thì nhạc sĩ hòa âm phối khí có quyền biên soạn lại toàn bộ bản nhạc của chúng tôi, nhưng Renaud Lhoest đã không làm như thế. Đặc biệt là với tác phẩm “There is an effel there” thì anh ấy đã không sửa chữa một chút nào. Cũng cần phải nói thêm nữa là nghệ sĩ Alain Rinallo đã chơi guitar bass, bổ trợ nhịp điệu, nhạc trần để cho âm nhạc của chúng tôi được nâng lên. Bạn hãy tưởng tượng nhé, anh ấy như một con thuyền chở hai chúng tôi, nếu không có nghệ sĩ Alain thì chúng tôi phải bơi qua sông bằng đôi tay của mình.

- PV: Thưa các nghệ sĩ, nhạc Jazz có vị trí như thế nào trong lòng khán giả Bỉ ?

- Nghệ sĩ Francoise, Carla, Alain: Brussels có truyền thống yêu nhạc jazz, vào mỗi mùa hè thường có 6 liên hoan nhạc jazz trên toàn quốc. Tuy nhiên, jazz cũng phải chia sẻ công chúng với các loại nhạc khác như rock, classic... Có một kỉ niệm đáng nhớ trong đời chúng tôi, đó là, lần biểu diễn cho sinh viên nghe, sau khi bản nhạc đầu tiên vừa dứt, tiếng vỗ tay trào lên như một quả bom dội vào lòng chúng tôi, và nghệ sĩ Alain đã bật khóc. Brussels là một đất nước nhỏ nhưng rất nhiều nghệ sĩ. Dù có yêu nhạc jazz đến mấy chúng tôi vẫn không đủ kiếm sống bằng nghề, mà các nghệ sĩ đa phần phải đi dạy trong các trường đại học hoặc chơi thêm nhiều loại nhạc cụ khác.

- PV: Anh chị mong chờ điều gì ở khán giả Việt Nam trong “European Music Festival 2008” lần này ?

- Nghệ sĩ Francoise, Carla, Alain: Chúng tôi chơi nhạc cùng nghệ sĩ kèn Saxophone, Quyền Thiện Đắc và nghệ sĩ bộ gõ, Lê Quốc Hưng của Việt Nam trong ba bản nhạc, Blue for Marry, Sleeping water, Indecision. Đây là đêm nhạc pha trộn giữa jazz và cổ điển, tạo ra nhạc jazz mới, sẽ có những màu sắc, âm hưởng du dương của thơ. Chúng tôi sẽ cố gắng truyền tải cảm xúc tới khán giả một cách tối ưu nhất. “There is an effel there” không phải là đêm nhạc điện tử. Không thể lôi kéo khán giả quay cuồng nhảy lên sân khấu, nhưng jazz sẽ mách bảo khán giả cách tận hưởng bằng toàn bộ những cảm giác của cơ thể.

Nguồn: Những mảnh ghép Quân Vương

(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)

TS. Yen Platz

Chị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.

TS. Yen Platz

ĐẤU GIÁ