June 29, 2022 18:33 TS. Yen Platz
Nhà văn Ý Alessandro Baricco, tác giả tiểu thuyết “Silk” (Lụa) là “một trong những nhà văn Ý đương đại đáng chú ý nhất”. Khi đạo diễn tài năng Fracois Girard đưa “Silk” lên màn bạc, thì một lần nữa tên tuổi của ông lại được xướng lên trên văn đàn thế giới. Hiện nay, bộ đôi, tiểu thuyết và phim “Silk” vẫn tiếp tục làm mê hoặc đông đảo công chúng trên thế giới.

       Nhà văn Ý Alessandro Baricco, tác giả tiểu thuyết “Silk” (Lụa) là “một trong những nhà văn Ý đương đại đáng chú ý nhất”. Khi đạo diễn tài năng Fracois Girard đưa “Silk” lên màn bạc, thì một lần nữa tên tuổi của ông lại được xướng lên trên văn đàn thế giới. Hiện nay, bộ đôi, tiểu thuyết và phim “Silk” vẫn tiếp tục làm mê hoặc đông đảo công chúng trên thế giới.

z3520930215435_1514d05e48eebada4a44ecb1e64aa125.jpg

Nhà văn Alessandro Baricco (bên trái) trong buổi giới thiệu Tiểu thuyết “Silk” tại Hà Nội

        Vào một buổi chiều tháng 3, tại Hà Nội, tôi đã hân hạnh được gặp nhà văn Alessandro Baricco - “cha đẻ” của “gã buôn tằm” tài ba Thế kỷ XVIII. Ông vừa “đi xuyên” thế kỉ, “xuyên” châu lục để đến Việt Nam, nhưng chắc chắn không phải để buôn trứng tằm (?!). Tên tuổi của ông đã trở nên lẫy lừng khi “sinh hạ” tiểu thuyết “Silk” (Lụa). Lụa kể về hành trình lặp đi, lặp lại giữa hai cực thế giới Đông - Tây, từ Pháp đến Nhật và ngược lại của nhân vật Herve Joncour, thương gia trẻ làm nghề buôn trứng tằm xứ Lavilledieu. Đó là tình yêu mãnh liệt nhưng bị kìm nén của chàng với người thiếp yêu của lãnh chúa giàu có, quyền lực ở xứ sở phương Đông. Là tình yêu vô ngôn, lạ lùng huyền bí của chàng với thiếu nữ có “đôi mắt không hề có vẻ phương Đông”. Và cũng là tình yêu khát khao trong tuyệt vọng của người vợ với chàng.

       - PV: Thưa nhà văn, tính đến thời điểm này thì tiểu thuyết “Silk” (Lụa) đã được dịch ra 30 thứ tiếng trên thế giới, chưa kể đến việc nó đã được chuyển thể thành phim truyện, vậy đó có phải là điều bất ngờ đối với ông không ?

        Nhà văn Alessandro Baricco: Khi bắt đầu viết, tôi không đặt câu hỏi rằng liệu cái gì sẽ xảy ra, nhưng mọi điều đến rất bất ngờ và tôi đã quen rồi. Nếu có bất ngờ thì chỉ có là độc giả Việt Nam, Trung Quốc, Isarel, các bạn đã mang đến may mắn cho tôi.

       - PV: Hôm nay, khán giả Việt Nam đến đây không đông nhưng không có nghĩa là những người ngoài kia không biết đến “Lụa”. Nếu hỏi hai chục người bạn của tôi thì chưa đến phân nửa đọc “Lụa” nhưng hầu như tất cả đều biết đến bộ phim “Lụa”

         Nhà văn Alessandro Baricco: Nó đâu đã trượt khỏi phạm trù hạnh phúc phải không (cười)?

        - PV: Cảm xúc của nhà văn như thế nào khi đứa con tinh thần của mình, “kết duyên” với điện ảnh?

        Nhà văn Alessandro Baricco: Nó hồng hào, sâu sắc và đầy nhựa sống… sẽ ngốc nghếch nếu nó chẳng khác gì so với hồi còn “ở” với tôi. Tuy nhiên, tôi thấy nó buồn hơn nhiều so với tiểu thuyết.

        - PV: Giả sử, căn cứ vào thực tế, chúng tôi nhận định rằng “công chúng xem Lụa nhiều hơn là đọc Lụa”, điều này khiến ông buồn hay vui?

         Nhà văn Alessandro Baricco: Tôi không buồn, cũng không vui. Không có vấn đề gì. Chứng tỏ xã hội đang rất phát triển, người ta có nhiều thú vui khác để thưởng thức hơn là sách. Tuy nhiên, cũng có một số nước như Phần Lan chẳng hạn, vào mùa đông chỉ có bốn tiếng là có ánh mặt trời, họ ăn tối vào lúc 5 giờ và lên giường đọc sách vào lúc 6 giờ. Họ đọc rất nhiều, đặc biệt là văn học nước ngoài. Tôi nghĩ nhà văn còn nhiều hi vọng.

        - PV: Gửi gắm của nhà văn trong nhân vật thương gia trẻ Herve Joncour?

        Nhà văn Alessandro Baricco: Nhân vật Herve Joncour trong tiểu thuyết không phải là người quá bi quan hay hung bạo như trên màn ảnh. Anh ta chỉ là người ngạc nhiên khi số phận đặt anh ta ở đó. Vì thế, nên anh ta mới có thể thực hiện được bốn chuyến hành trình đến đất nước tận cùng thế giới.

         - PV: Đó là những “chuyến đi phản bội”?

        Nhà văn Alessandro Baricco: Đúng rồi! Cũng vì tính cách ấy đã giúp anh ta chịu đựng được sự cầm tù của “đôi mắt không hề có vẻ phương Đông” trong đời anh ta như thế. 

       - PV: Hình ảnh của Helene - nhân vật người vợ, xuất hiện trong tiểu thuyết khá mờ nhạt, nhưng trong phim cô ấy được khắc họa là một người mạnh mẽ, đầy sức sống, có lẽ, khán giả đã được tiếp cận thêm những giá trị mới so với nguyên tác ?

        Nhà văn Alessandro Baricco: Nhưng với tôi, trong sách vẫn hay hơn, vì hình ảnh người vợ được giấu bất ngờ đến tận cuối cuốn sách. Trong phim thật khó giấu được nhân vật này, nhất là khi nữ diễn viên Anh quốc Keira Knightly xinh đẹp, nổi tiếng thủ vai. Có lẽ, vì thế mà tác phẩm điện ảnh đã phần nào làm thay đổi những giá trị nguyên bản.

         -PV: Nhà văn nghĩ như thế nào, nếu công chúng cho rằng “Lụa” nổi tiếng như vậy thì nhà văn cũng nên “chia phần” cho đạo diễn Fracois Girard?

         Nhà văn Alessandro Baricco: Bộ phim “Lụa” đã giúp đỡ nhiều cho cuốn sách vượt qua những biên giới mới. Tôi thừa nhận công lao của điện ảnh nhưng tất nhiên điểm khởi đầu vẫn là cuốn sách.

            - PV: Xin hỏi nhà văn một câu không liên quan gì đến chủ đề chúng ta đang trò chuyện, “có vẻ như ông là người luôn cảnh giác cao độ”?

             Nhà văn Alessandro Baricco: Tôi hiểu ý cô. Cô đã để ý đến câu hỏi đầu tiên của tôi khi bước vào ngôi nhà truyền thống này: “Liệu chiếc trống đang treo lơ lửng trên đầu kia có rơi xuống không ?” (cười). 

         - PV: Vì thế, mà tôi cũng tự hỏi, liệu nhà văn còn dành chỗ cho cảm xúc trong cuộc trò chuyện này hay không và đây cũng là lần đầu ông đến Việt Nam (cười)?

             Nhà văn Alessandro Baricco: (cười), việc nào đi việc nấy chứ cô. Tôi ấn tượng về: Âm thanh tiếng Việt như tiếng chim hót; Nhiều thứ âm thanh lạ khác trên đường phố; Nhất là cách mà các bạn di chuyển bằng xe máy như là đàn cá bơi trong nước ấy; Tàu hoả chạy ngang qua những ngôi nhà; Vẻ đẹp của những khuôn mặt các cụ già; Đặc biệt là các bạn không còn nhắc đến chiến tranh; Tôi thích hình dáng đất nước của các bạn, nó như được sinh ra từ truyền thuyết vậy.

            - PV: Thưa nhà văn, chúng tôi cũng có làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), rất nổi tiếng. Rất nhiều du khách quốc tế đã ghé thăm nơi đó, vậy còn chần chừ gì mà ông không đến đó “buôn trứng tằm”? Có lẽ, làng đó không có “đôi mắt không hề có vẻ phương Đông” nhưng có “đôi mắt dao cau” ông cẩn thận đấy (cười)!

           Nhà văn Alessandro Baricco: Một lời khuyên rất hay. Tôi sẽ đến ngôi làng ấy ngay khi có thể. Cảm ơn cô đã “nâng cao cảnh giác” cho tôi (cười).

          - PV: Chúc ông có những ngày nghỉ thú vị tại Việt Nam!

(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)

TS. Yen Platz

Chị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.

TS. Yen Platz

ĐẤU GIÁ