July 01, 2024 13:41 WAJ
Quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc ngày nay có thể được nhấn mạnh là sâu sắc về nội dung, đa dạng về hình thức và bao trùm trong triển khai. Trên thực tế hai nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với đúng nghĩa của từ này. Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đến Hàn Quốc từ ngày 30/6 - 3/7/2024, phóng viên WAJ đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Vũ Hồ, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc về mối quan hệ bang giao lâu đời giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
9630606a-2789-4007-9454-2b2426e8cb2c.jpeg

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân trong chuyến thăm đến Hàn Quốc. Ảnh: TTXVN

Thưa Đại sứ, hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam và Hàn quốc đã phát triển từ đối tác toàn diện năm 2001, thành đối tác chiến lược năm 2009, đến đối tác chiến lược toàn diện năm 2020, vậy xin Đại sứ phân tích thêm về mối quan hệ hữu nghị trong bang giao giữa hai nước ?

Đại sứ Vũ Hồ: Bang giao giữa các nước thường không tính bằng năm tháng mà cần được nhìn nhận dựa trên những kết quả đạt được trong chiều dài lịch sử của mối quan hệ. Tuy vậy, các mốc thời gian vẫn có những ý nghĩa rất đặc biệt được đánh dấu bằng những quyết định,  những cam kết của các bên dành cho nhau. Các quyết định nâng cấp các mối quan hệ qua lại giữa các quốc gia, bởi vậy, được đánh dấu thông qua các tên gọi khác nhau.

Tương tự, quan hệ Việt – Hàn khởi nguồn từ nhiều thế kỷ trước, đạt tới mức độ cao như ngày nay cũng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, thuận lợi có. Trong đó ba thập kỷ qua là quãng thời gian có ý nghĩa rất quan trọng. Từ đối tác toàn diện tới chiến lược và rồi trở thành chiến lược toàn diện là những dấu son trong tổng thể quan hệ hai nước.

Như vậy, có thể tóm gọn quan hệ Việt – Hàn ngày nay với mấy chữ: sâu sắc về nội dung, đa dạng về hình thức và bao trùm trong triển khai. Trên thực tế là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với đúng nghĩa của từ này.

Hàn quốc có vai trò, vị trí như thế nào trong chính sách đối ngoại của Việt Nam?

Đại sứ Vũ Hồ: Đặc điểm của chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn hiện nay là lấy “cây tre” làm biểu tượng. Gốc vững chắc, thân thẳng thắn, cành linh hoạt. Muốn thực hiện được điều này, quan hệ đa tầng đa dạng, hữu nghị, bình đẳng với bạn bè khắp năm châu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Hàn Quốc nằm ở Đông Bắc Á, vị trí chiến lược trên tất cả mọi khía cạnh. Đồng thời cũng là nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam nhất là về lịch sử, văn hóa, rất coi trọng Việt Nam, ASEAN, sẵn sàng hợp tác cùng thắng. Hoàn toàn xứng đáng có được vị trí đặc biệt trong quan hệ của Việt Nam với thế giới.

Thêm một bước, vị trí này đã được xây dựng, bồi đắp trong hơn 30 năm, thời điểm hiện tại đã phát triển thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Tiếp tục phát triển là rất phù hợp cả về thiên thời, địa lợi lẫn nhân hòa.

0e5482db-df44-46b4-be7b-44a44338336d.jpeg

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại sứ gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc. Ảnh: TTXVN

Hiện nay, theo thống kê của báo chí thì Hàn quốc hiện là nước đứng thứ nhất về đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đứng thứ 2 về viện trợ vốn ODA, đứng thứ 3 về quy mô thương mại xuất nhập khẩu với Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai chính sách đối ngoại tại Khu vực Đông Nam Á và chiến lược Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương của Hàn quốc, các kết quả trên cho thấy sự tín nhiệm rất cao mà hai nước đã dành cho nhau?

Đại sứ Vũ Hồ: Có lẽ “tin cậy” là một từ chính xác để chỉ mối quan hệ Việt – Hàn ngày nay. Những con số thống kê như câu hỏi đặt ra đã cho thấy mức tín nhiệm giữa hai nước cả về chính trị - an ninh, kinh tế- thương mại đều đã ở mức rất cao.

Niềm tin dành cho nhau đã không còn chỉ trong khuôn khổ quan hệ giữa hai nước mà còn cả trên tầm quốc tế và khu vực. Nhiều năm qua, hai nước phối hợp với nhau rất chặt chẽ trên tất cả các diễn đàn quốc tế và khu vực, cả trong khuôn khổ của ASEAN lẫn tại Liên hợp Quốc. Những nỗ lực này đều hướng tới mục tiêu chung, tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, làm tiền đề cho sự phát triển của mỗi dân tộc.

Nhân đây cũng cần nhắc lại rằng Việt Nam đã là nước điều phối quan hệ ASEAN – Hàn Quốc trong 3 năm vừa qua. Với sự điều phối này, hình ảnh của Hàn Quốc đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng ASEAN và ASEAN cũng từng bước trở thành một bộ phận không thể tách rời trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc.

b631c93b-da98-4f3b-bf1c-ed30b746525a.jpeg

Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo các nhà sử học, Việt Nam - Hàn quốc đã có giao lưu từ 1000 năm trước, từ đó, có một câu nói rằng: `qua sông chung thuyền, đường đi chung ngựa`, sau này, các nguyên thủ của hai nước đã rất trân trọng và tiếp bước tuyền thống đó xây dựng quan hệ Việt-Hàn ngày càng khăng khít, vậy thưa Đại sứ, chuyến thăm cấp cao của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đến Hàn quốc từ 30/6- 3/7/2024 tới với mục đích và ý nghĩa như thế nào ?

Đại sứ Vũ Hồ: Thăm viếng của Lãnh đạo cấp cao một nước tới một nước khác thường mang theo nhiều thông điệp, bao hàm nhiều ý nghĩa và cũng là sự khởi đầu của nhiều tiến trình mới. Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Hàn Quốc từ 30/6-3/7/2024 cũng rất đặc biệt.

Đây là chuyến thăm Cấp cao đầu tiên sau khi hai nước nhất trí nâng cấp mối quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện tháng 12/2022. Bởi vậy, sự kiện này bao hàm nhiều ý nghĩa trọng đại, mở ra trang mới cho quan hệ Việt – Hàn vốn đã khởi động từ hơn 30 năm qua và đang trên đà khởi sắc. Có thể thấy, kết quả của chuyến thăm là động lực cho quan hệ hai nước, tạo tiền đề cho những phát triển mới cao hơn, sâu hơn và rộng hơn trong những năm tiếp theo.

Trên thực tế, kể từ khi nâng cấp quan hệ tháng 12/2022 đến nay, các cấp ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân đã rất tích cực và chủ động mở rộng giao lưu, hợp tác. Với chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các bên sẽ có cơ hội cùng nhìn lại, cùng đánh giá và cùng kiến nghị những bước đi tiếp theo trong tổng thể mối quan hệ Việt – Hàn.

Bên cạnh đó, thành công của chuyến thăm chính thức lần này còn truyền thông điệp tới cộng đồng khu vực và quốc tế về quyết tâm của hai nước tăng cường giao lưu, đẩy mạnh hợp tác, nâng cao kết nối giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á vì hòa bình,  thịnh vượng và  phát triển bền vững của cả Châu Á – Thái Bình dương.

Rõ ràng, với những ý nghĩa trên đây, nhiều kỳ vọng được đặt ra cho chuyến thăm lần này. Đó chính là lòng tin giữa hai quốc gia được nâng lên tầm cao mới, là những cơ hội giao thương mới được mở ra giữa hai nước, và người dân cũng sẽ có thêm để giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Đồng thời, với những hoạt động  phong phú, đa dạng được tổ chức trên đất Hàn Quốc, chuyến thăm này còn là dịp để lãnh đạo các cấp ngành lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng cũng như từ các bạn bè Hàn Quốc với Việt Nam.

Theo Đại sứ thì những vấn đề đặt ra cho mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong thời gian tới là gì?

Đại sứ Vũ Hồ: Quan hệ giữa các quốc gia thường rộng lớn, mang theo trong mình rất nhiều yếu tố trong đó có cả chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa và xã hội… Trong quá trình phát triển, bất đồng, mâu thuẫn nảy sinh khó tránh khỏi. Phạm vi một bài trả lời phỏng vấn khó đủ để mô tả hoặc đi sâu chi tiết.

Bởi vậy, nên chăng chỉ nên nhấn mạnh một vài nét chính trong cách tiếp cận những khác biệt và bất đồng.

Một là lòng tin. Quan hệ quốc tế không thể không có lòng tin. Lòng tin đó được xây dựng dựa trên sự hài hòa lợi ích, được xây dựng nhiều năm và có những cam kết vững chắc. Tôi tin, giữa hai nước đã có lòng tin được xây dựng trong suốt 3 thập kỷ, đang được phát huy ở mức độ rất cao và ở phạm vi rất rộng.

Hai là đối thoại. Như đã đề cập, quan hệ giữa các quốc gia sẽ có những khúc mắc. Quan trọng nhất là làm sao để cả hai bên đều nhìn nhận vấn đề, sẵn sàng đối thoại thẳng thắn, tìm được cách dung hòa lợi ích vì những lợi ích chung, vì sự phát triển, vì quyền lợi của người dân. Tôi cho rằng, bằng đối thoại các vấn đề sẽ được giải quyết hài hòa, thỏa đáng.

Ba là luật lệ. Muốn hay không muốn, luật pháp vẫn là công cụ chủ yếu, có tầm quan trọng bậc nhất trong giải quyết các vấn đề. Thượng tôn pháp luật, sẵn sàng dựa trên luật pháp, nhất là luật pháp quốc tế vẫn là công cụ căn bản để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh. Đây cũng sẽ là một lĩnh vực mà cả Việt Nam lẫn Hàn Quốc đều cần dựa vào để tiếp tục phát triển quan hệ trong thời gian tới.

Các thành tựu trên cho thấy tầm nhìn của lãnh đạo và tấm lòng của nhân dân hai nước dành cho nhau trong suốt chiều dài lịch sử và đặc biệt là sự đóng góp ý nghĩa của hơn 200.000 người dân đang sinh sống, học tập và làm việc tại hai nước, gần 10.000 doanh nghiệp của Hàn quốc đang hoạt động tại Việt Nam, vậy với vai trò lần đầu nhận nhiệm vụ đi sứ tại Hàn quốc, Đại sứ có kế hoạch gì để tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ ngoại giao chính trị và ngoại giao nhân dân giữa hai nước?

Đại sứ Vũ Hồ: Con người luôn là trung tâm của tất cả các hoạt động của một quốc gia. Quan hệ quốc tế cũng vậy, đều nhằm mục tiêu phục vụ con người. Như vậy, con người có vị trí đặc biệt trong quan hệ Việt-Hàn trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Những người Việt đầu tiên đặt chân đến đất Hàn Quốc từ 1000 năm trước đây. Họ tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước mới của mình đã trở thành bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng người Hàn. Ngày nay, cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc cũng đã  lớn mạnh, có mặt trên mọi nẻo đường, tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống bản địa. Có thể nói sợi dây kết nối giữa người dân hai nước ngày càng bền chặt và sâu rộng, những con số như hơn 200 ngàn người Việt đang sinh sống, học tập trên đất Hàn, hơn 80 ngàn người kết hôn với người địa phương đã nói lên tất cả.

Tuy vậy, phải nhìn nhận thực tế rằng các mối nối không thể lâu dài nếu không được nuôi dưỡng đầy đủ và chăm sóc chu đáo. Để “giữ lửa”,  có lẽ cần đến một số biện pháp căn cơ, lâu dài.

Đầu tiên là bản sắc. Bản sắc Việt cần được phát huy và mở rộng trên đất Hàn. Bên cạnh những lễ hội, những những hoạt động cộng đồng phong phú đa màu sắc, cần hướng tới xây dựng cộng đồng dựa trên cội nguồn, dựa trên văn hóa, thường xuyên hướng tới quê hương trong khi vẫn đóng góp cho quê hương thứ hai của mình.

Tiếp đó là môi trường. Một môi trường học tập, sinh sống và kinh doanh thuận lợi sẽ giúp cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Để làm được điều này cần đến sự hỗ trợ của cả hai hệ thống Hàn Quốc và Việt Nam. Gặp gỡ, trao đổi và phối hợp thường xuyên sẽ tạo ra những “mảnh vườn ươm” cho các cộng đồng người Việt, tâm hồn người Việt thấm sâu vào lòng xã hội Hàn Quốc.

Thứ ba là tương lai. Nếu ví phát triển quan hệ là “đại lộ” thì giáo dục sẽ là đường dẫn. Với sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho giáo dục, các thế hệ mai sau sẽ luôn vừa tiến bước trên các nẻo đường đã chọn nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc của mình, bản sắc Việt.

Với nhận thức như vậy, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc luôn phấn đấu làm một “ngọn hải đăng” để trao gửi niềm tin, để người Việt hướng về. Ngọn lửa trên biển này đã hình thành từ 30 năm trước và đến nay đang được thắp  lên một cách mạnh mẽ với sự phát triển trong quan hệ giữa hai dân tộc.

Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Seoul, 29/6/2024

(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)

TS. Yen Platz

Chị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.

TS. Yen Platz

ĐẤU GIÁ