Họa sỹ Nguyễn Kim Xuyến là người chưa từng được đào tạo về hội họa. Nét độc đáo trong tranh của chị là lối vẽ vừa hồn nhiên, tươi trẻ vừa thể hiện sự kỳ lạ, pha trộn âm, dương... gam màu đêm đen luôn đối chọi với những màu nguyên thuỷ rực rỡ… đưa người xem lạc vào một thế giới thần thoại.
Nghệ thuật đến với chị thật tình cờ, đó là, trong một dịp đi du lịch Nhật Bản, chị đã bị các kiệt tác hội họa ở đây mê hoặc. Sau đó, chị cứ nghĩ mãi về những bức tranh thần thoại ấy. Nhưng phải đến năm 2001, chị mới được ngồi vào giá vẽ. Đó là lúc, chị đã lo xong cho các con chuyện gia thất, và có thời gian toàn tâm với nghệ thuật.
Chị bắt đầu vẽ tranh, nhưng không dùng cọ mà dùng miệng. Chị dùng ống thổi mực lên toan vẽ. Cứ thế, chị mê mải thổi, hết ngày này qua ngày khác. Có những bức tranh dính lấm tấm hạt đỏ, đó là máu của chị. Nhưng chị không thể dừng lại vì khát khao vẽ, khát khao tìm một lối đi riêng. Ba mươi bức tranh thổi đầu tiên được hoàn thành. Chị mang chúng ra triển lãm ở Quận. Một triển lãm khiêm tốn nhưng người xem đã mua hết tranh. Chị thấy mình may mắn, được tiếp thêm sức mạnh, chị quyết định tiếp tục đi du lịch để lấy cảm hứng. Chị đã chọn đi Đài Loan, tri nhận cảm xúc xong, chị trở về, ngồi vào giá vẽ. Lần này, chị vẽ tranh sơn dầu. Không đầy 3 năm sau, chị đã hoàn thành được 800 bức tranh sơn dầu và tranh thổi, nhiều kích cỡ. Chị đã phối hợp với bạn bè và các cơ quan tổ chức 4 cuộc triển lãm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Số tranh bán được qua các lần là 500 bức. Người xem, đáng giá chị là “Hiện tượng thành công của những người vẽ bản năng”. Như vậy, mặc dù, đến với hội họa khá muộn, nhưng chị đã được không ít công chúng và các nhà chuyên môn trọng thị đón nhận. Tôi gọi chị là “Người đàn bà có số được vàng” trong nghệ thuật.
PGS,TS. Nguyễn Đỗ Bảo (Chủ tịch Hội đồng ngành phê bình Mỹ thuật, UVBCH Hội Mỹ thuật Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật Hà Nội), nhận xét: “Để hiểu tranh, hiểu người, phải xem nhiều bức và xem lâu mới có thể hiểu và ngộ ra một điều gì đó. Tranh của bà có chất thơ, chất thiền và chất trang trí. Lối vẽ hoàn toàn bản năng, phóng túng, tự tin, tưởng như nghệ thuật trẻ thơ, nhưng lại là của một người từng trải, nên có suy tư, ngụ ý gửi vào tranh. Với bút pháp đầy nội lực, tác giả tự tìm một phong cách mới, không thể đặt bà vào một trường phái nào cả. Có thể, không quá ngoa ngôn để nói rằng, tranh của bà là đại diện thực sự cho chủ nghĩa hiện đại”.
Chị là người chưa từng được đào tạo về hội họa nên nét độc đáo trong tranh của chị là lối vẽ vừa hồn nhiên, tươi trẻ vừa thể hiện sự kỳ lạ, pha trộn âm, dương... những thiếu nữ bay lượn trên hoa, hòa mình với thiên nhiên, muôn thú, căng tràn nhựa sống, gam màu đêm đen luôn đối chọi với những màu nguyên thuỷ rực rỡ… đưa người xem lạc vào một thế giới thần thoại.
Hoạ sĩ Ca Lê Thắng (Phó Chủ tịch Hội đồng ngành Hội hoạ Hội Mỹ thuật Việt Nam), nhận định: “Chị Kim Xuyến tuổi cao nhưng tranh chị thì rất trẻ, chị đã cho người xem cảm nhận về một cái đẹp hồn nhiên, trong sáng”.
Cuối năm 2003, tôi có dịp công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh và đã đến thăm “bảo tàng tranh” của chị. Căn nhà hai tầng, rộng rãi, tranh treo ở khắp nơi, phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, cầu thang... Có nhiều bức chưa kịp khô. Chị bảo, ý tưởng cứ thế tuôn ra, không thể nào ngừng được. Nhiều ngày, chị ngồi vẽ quên ăn, quên ngủ.
Người đàn bà vẽ bằng bản năng ấy còn làm thơ và viết tiểu thuyết. Chị đã xuất bản một số tập thơ như Tình Buồn (Nxb Đồng Nai, 1997), Cánh Hồng (Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2000), Hương Xuân (Nxb Thanh Niên, 2003) và có tác phẩm in trong tập Thơ tình chọn lọc Việt Nam và Thế giới, (Nxb Văn nghệ, 1998), và nhiều bài thơ đăng chung trong các tuyển tập cùng nhiều nhà thơ khác; Một số tiểu thuyết như Đôi mắt chung tình (Nxb Lao Động, 1991), Một thời kỉ niệm (Nxb Thanh Niên, 2003).
Chị là người sáng lập và hiện là Chủ nhiệm CLB Thơ quận 10, Thành phố HCM. 7 năm qua CLB đã tổ chức được nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn và làm công tác từ thiện. Trong đó, chị đặc biệt, xúc động khi giao lưu với những thân phận hẩm hiu ở Làng Phong.
Ông Ngô Quang Nam (Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch) chia sẻ: “Đây là người đàn bà dũng cảm, chị chẳng giống ai mà chẳng ai giống chị. Ở đời đã mấy ai làm được như chị, nghị lực phi thường và tâm linh...”.
Một số hoạ sĩ Úc, Mỹ khi đi du lịch ở Việt Nam đã xem tranh của chị, cảm mến cách vẽ của chị, nên đã mời chị đi du lịch và kết hợp tổ chức các cuộc triển lãm ở nước ngoài.
TIN LIÊN QUAN
Bức thư gửi từ Cộng hòa Séc mang đầy xúc động của ông Marcel Winter - Chủ tịch Danh dự Hội Séc - Việt, khi nhận được món quà từ ICI INTERNATIONAL (Trung tâm Liên Văn hóa, Khoa học và Truyền thông Quốc Tế) và Đại sứ Thiện chí Khoa học Giáo Dục Nguyễn Phùng Phong gửi tặng.
TS. Yen PlatzXEM NHIỀU NHẤT
(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)
TS. Yen PlatzChị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.
TS. Yen Platz
BÌNH LUẬN