June 17, 2023 06:44 TS. Yen Platz
Cống hiến, cống hiến và tự tin hơn nữa để cống hiến cho xã hội, cộng đồng và đất nước, đó là, thức mệnh lệnh của chị Phạm Thị Minh Hường, một trong số ít phụ nữ tham gia ngành khai thác khoảng sản vàng tại nước ngoài. Công ty Khai thác Khoáng sản Sakai được coi là ``mô hình công ty kiểu mẫu trong hoạt động kinh doanh ở Bản Sakai cũng như ở Huyện Sẳng thong của Lào``, Ông Phông sặ vẳn Sỉ lị phăn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Huyện Sẳng thong Bản Skai, CHDCND Lào, nhận xét.
1.Mrs Minh Huong nhan huy chuong cua ICI.jpg

Bà Phạm Thị Minh Hường, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Khai thác Khoáng sản Sakai, CHDCND Lào (thứ 2 bên trái) nhận Huy chương vinh danh của Hội đồng chuyên gia, giáo sư ICI International (Photo: BTC, 29/4/2023)

WAJ: Chúng tôi được biết Lào có khoảng chục mỏ khai thác khoáng sản và khai thác vàng, và chị hiện là nữ doanh nhân duy nhất trong ngành khai thác mỏ vàng, vậy những gian khổ khi một người phụ nữ tham gia lĩnh vực này là gì thưa chị ?

-Chủ tịch Phạm Thị Minh Hường: Về ngành này, khai thác khoáng sản có nhiều trở ngại về địa hình đồi núi hiểm trở, khó khăn hơn so với trên thành phố, khu công nghiệp khác. Vì vậy, để làm được trong ngành này phải có lòng nhiệt huyết, ý chí và sự tự tin. Khi nhiệt huyết mình sẽ làm được và mạnh mẽ như nam giới thì mình mới có thể vượt qua được, đối diện với tất cả những khó khăn về kỹ thuật, về việc quản lý con người, về thiên tai và những yếu tố khách quan khác mang đến…

WAJ: Kỷ niệm sâu sắc nhất chị từng trải qua trong công việc này là gì?

-Chủ tịch Phạm Thị Minh Hường: Nói tới kỉ niệm sâu sắc nhất, tôi rất là buồn cười mà nói, cái này nhiều lúc thật đấy mà cứ như là giả vờ vậy, giờ nghĩ lại mình lúc đó nóng vội mà nếu như là bây giờ thì tôi sẽ lựa chọn phương án mềm mỏng hơn. Đấy là sự việc vào năm 2015. Sau khi tôi ăn sáng xong, tôi có hỏi luật sư của tôi là công việc ngày mai sắp tới như thế nào? Đang ngồi hai chị em cách nhau khoảng 2m đối diện, thì một quả mìn nổ ở trên núi đằng sau nhà vang lên, một cục đá rất to rơi trúng mái tôn xuống chỗ chúng tôi đang ngồi. Tôi thì phản xạ, vì làm ngành mỏ nên có được một chút bản lĩnh của đàn ông, tôi bảo: “Thằng nào nó nổ mìn thế này, chết dở, nếu xảy ra án mạng ai mà đền được và thế là chúng tôi hô hào để 10 người ở bốt, còn lại mặc quần áo của công ty rồi đi tìm thủ phạm. Thế là mọi gười  hùa nhau lên trên núi, bên họ có 20 người vừa chạy vừa ném đá xuống chúng tôi. Đá bay vèo vèo qua đầu chúng tôi... May quá chúng tôi tránh được. Cuối cùng chúng tôi không bắt được ai cả mà bắt nhầm một cậu trong công ty (trong lúc vội vàng đã không mặc quần áo của công ty). Giải về thì  đó là em vợ của cậu quản lý công nhân của công ty và là đội trưởng của một đội trong 200 quân mà tôi không thể nhớ hết (cười) (PV)… Đó là kỉ niệm tôi nhớ mãi đến thời điểm này. Đó là mốc thời gian cuối năm 2014, đầu năm 2015.

WAJ: Qua chi tiết đó cũng chứng minh thêm bản lĩnh của chị, sau một năm vác đơn đi kiện chị đã tìm thấy công lý ở Lào?

-Chủ tịch Phạm Thị Minh Hường: Sau đó xảy ra một vài biến cố nữa. Đó là các tranh chấp, tranh chấp từ đường hầm đến mặt đất… cuối cùng Chính phủ cho dừng hết và cho phép một mình tôi làm. Chính phủ không cho khai thác nhỏ lẻ nữa mà chỉ một đơn vị đủ khả năng có thể làm, và khắc phục về nghĩa vụ thuế, khắc phục việc khoan thăm dò trữ lượng, công nghệ... Chính phủ cấp cho tôi thực hiện dự án này và tôi cũng thực hiện cam kết đã được cấp phép, hoàn thành các nghĩa vụ mà trước đây công ty cũ chưa đóng được cho nhà nước một cách bài bản, theo quy trình luật khai thác khoáng sản. Tôi thấy mọi việc dù có khó khăn như thế nào thì cũng có ánh sáng của công lý, từ lối nhỏ đó chúng ta sẽ tìm đến vinh quang.

2b.Mrs Minh Huong phat bieu.jpg

Bà Phạm Thị Minh Hường, Trưởng Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam tại Lào, phát biểu tại Lễ giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu - Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu 2023, trước các nhà trí thức, khoa học, doanh nhân, kiều bào và các chuyên gia quốc tế từ gần 50 quốc gia trên thế giới (Photo: BTC, 29/4/023)

WAJ: Xin chị sơ lược đôi nét về lịch sử Công ty Khai thác Khoáng sản Sakai?

-Chủ tịch Phạm Thị Minh Hường: Mỏ này được cấp vào năm 2008, lúc này bác Trương Mỹ Hoa vẫn đang làm Phó Chủ tịch nước, được cấp trên danh nghĩa là tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Lào. Mỏ này họ yêu cầu kỹ thuật cao vì là kim loại đa kim khó xử lý. Sau một thời gian làm việc thì tôi thấy phải có công nghệ cao hơn nữa mà nguồn quặng thì không phong phú, rất là nghèo nàn… Chú chủ cũ có tuổi rồi mà phải gách trọng trách cao với Chính phủ nên chú đã nghỉ và giao lại trọng trách cho tôi. Tôi đã nhận trọng trách đầy đủ về những gì đã ký giữa hai nước, quyết tâm phát triển dự án này để thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Lào.

WAJ: Từ lúc khoan thăm dò đến lúc khai thác được mẻ vàng đầu tiên mất bao nhiêu thời gian thưa chị?

-Chủ tịch Phạm Thị Minh Hường: Năm 2017 chúng tôi khoan thăm dò đến 2020 mới hoàn thiện, vì thông thường sau khi thăm dò xong phải lập báo cáo để Chính phủ phê duyệt (vấn đề tài chính kinh tế, tác động môi trường và nhiều thủ tục khác...). Chúng tôi ký với chính phủ là khai thác 10 năm, sau đó nếu vẫn còn trữ lượng thì tiếp tục gia hạn sau.

Tháng 3/2021 chúng tôi mới chính thức được khai thác. Chúng tôi đã lắp xong các loại máy móc mới và tận dụng các loại máy móc cũ. Sau 4 tháng, tức là tháng 7 chúng tôi bắt đầu ra sản phẩm.

Dai su VN Nguyen Ba Hung tham mo vang Sakai.jpg

Đại sứ Nguyễn Bá Hùng (thứ 2 bên phải) và Đoàn Đại sứ quán Việt Nam tại Lào thăm quan khu khai thác mỏ của Công ty Khai thác Khoáng sản Sakai (Photo: Nhân vật cung cấp)

WAJ: Mẻ vàng khai thác đầu tiên đạt trữ lượng bao nhiêu, cảm xúc của chị lúc đó là như thế nào?

-Chủ tịch Phạm Thị Minh Hường: Mẻ vàng đầu tiên chúng tôi thử nghiệm ra chỉ được 2 kg thôi, mẻ sau thì được 3 hay 4 kg gì đó. Chúng tôi hạnh phúc, vui lắm vì đã thành công về mặt sử dụng công nghệ. Bao nhiêu năm đau khổ, giờ là niềm tự hào, tự tin, tìm ra nhiều mỏ hơn nữa để sản xuất chứ không phải lo về công nghệ nữa.

WAJ: Chị có tin vào khoa học tâm linh không? Mảnh đất mà chị khai thác rồi, chị đã làm gì để bù đắp lại?

-Chủ tịch Phạm Thị Minh Hường: Tôi tin vào khoa học tâm linh và luật nhân quả nữa. Thế nên khi tôi nhận trọng trách này mà bị thất bại là vì sử dụng công nghệ của Việt Nam. Vì vậy, mà tôi nghĩ cái công nghệ mỏ kim này cần phải sử dụng một công nghệ nào đổi mới hơn nữa, tinh tế hơn nữa thì mình mới có thể thành công được. Thế là tôi nghĩ đến những người bạn láng giềng, ngoài Việt Nam, Lào ra thì có Trung Quốc. Bởi vì trữ lượng mỏ này ít nên tôi không mời các bạn từ châu Âu, châu Úc, tôi mời các bạn Trung Quốc để cùng làm. Tôi nghĩ ``một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao´´ và thế là 3 người bạn từ ba nước (Việt Nam, Lào, Trung Quốc) đoàn kết gắn bó với nhau để làm ra sản phẩm này.

WAJ: Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Huyện Sẳng thong Bản Skai, CHDCND Lào, Ông Phông sặ vẳn Sỉ lị phăn nhận xét: Công ty Khai thác Khoáng sản Sakai được coi là ``mô hình công ty kiểu mẫu trong hoạt động kinh doanh ở Bản Sakai cũng như ở Huyện Sẳng thong của Lào, xin chị chia sẻ thêm về điều này?

-Chủ tịch Phạm Thị Minh Hường: Trong giai đoạn vừa rồi, Bộ Tài nguyên đã xuống kiểm tra công việc của chúng tôi rất nhiều lần, các ban ngành cũng vậy. Cứ 2 năm chúng tôi gia hạn giấy phép môi trường một lần và mỗi lần gia hạn là mấy chục ban ngành, cơ quan xuống kiểm tra để có những đánh giá khách quan, và xem xét xem chúng tôi có đảm bảo về môi trường hay không. Về thải thì chúng tôi rất đảm bảo kể cả là đất thải ra, hoặc nguồn nước thải ra, chúng tôi sử dụng để thả cá hoặc tưới cây. Chúng tôi làm cuốn chiếu, đào đến đâu cuốn thổ đến đó. Chúng tôi trồng cây ăn quả, và các loại cây gỗ có thể cho thu hoạch sớm trong 3-5 năm. Chúng tôi cũng tái tạo sân tập Golf, sân thể thao, công viên để mọi người giải lao sau giờ làm. Chúng tôi đã tái tạo ngay sau khi chưa khai thác xong 5-10 năm của dự án. Ví dụ mỗi dự án 10 năm thì họ cho khai thác 9 năm còn một năm là tái tạo môi trường nhưng chúng tôi lựa chọn khai thác đến đâu tái tạo đến đó. Đây là việc  mà Bộ Môi trường, và các cơ quan ban ngành rất là hoan nghênh. Trong quá trình làm việc thì các ban ngành của Chính phủ, huyện, người dân, bản rất ủng hộ chúng tôi. Chúng tôi rất cảm ơn các ban ngành Chính phủ và bà con đã ủng hộ chúng tôi hoàn thành dự án này.

4. Lanh dao Huyen tham mo vang Sakai.jpeg

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Huyện Sẳng thong Bản Sakai, CHDCND Lào, Ông Phông sặ vẳn Sỉ lị phăn và các lãnh đạo huyện thăm và làm việc với Công ty Khai thác Khoáng sản Sakai (Photo: WAJ, 3/5/023)

WAJ: Chị đã từng phá sản khi làm khai thác khoáng sản thiếc tại Việt Nam, vậy những bài học kinh nghiệm, quy tắc, niêm luật mà chị đặt ra cho cuộc đời và hành trình tại Lào của mình là gì thưa chị?

-Chủ tịch Phạm Thị Minh Hường: Tôi cũng đã từng rất thành công ở Việt Nam và cũng rất tự hào về mình. Đầu năm 2016, Thủ tướng Lào đã đến thăm mô hình xưởng thiếc của chúng tôi. Tôi cũng đã nghĩ rằng đó là một con đường bình bình để đi và đóng góp nghĩa vụ thuế cho nhà nước, nhưng cuối năm 2016 khi chính sách thuế thay đổi, không được hoàn thuế, nguồn đầu vào sản lượng sản xuất thiếc hạn chế, do các nhà khai thác giảm đồng nghĩa với việc xưởng thiếc không có nguồn đầu vào… các doanh nghiệp thiếc gặp khó khăn dẫn đến nợ thuế, phá sản, trong đó có cả tôi.

Sau bài học kinh nghiệm như vậy, tôi mới thấy rằng mình không thể đi một mình mà phải có những người bạn, những chuyên gia giỏi hơn, có kinh nghiệm hơn để cùng đồng hành. Sau đó chúng tôi chuyển sang Lào để làm lại từ đầu và ngành khai thác vàng cũng là ngành đầu tiên tôi lựa chọn tại đây. Nhiều người hỏi tôi đã học ở trường Đại học mỏ địa chất nào, tôi trả lời tôi chẳng đi học trường nào cả, tôi cứ theo phản xạ tự nhiên và kinh nghiệm mà làm thôi. Chuyên gia từ Trung Quốc, công ty vàng Sơn Đông cũng đều ngạc nhiên về phương pháp làm việc của tôi. Có những thứ lạ thế, tôi cũng không biết mình là ai nữa. Sau khi sang Lào, tôi thấy mình đã vấp ngã một lần rồi nên phải tự đứng lên thôi. Tôi quyết định gắn kết các chuyên gia  kỹ thuật của 3 nước là Lào, Việt Nam và Trung Quốc lại với nhau, để cùng nhau phát triển kinh tế, công nghệ, ngoại giao, hoà bình, kết nối tình hữu nghị giữa các nước, các doanh nghiệp với nhau.

3.Pho TT chao mung kieu bao Viet ve tham que huong.jpg

Bà Phạm Thị Minh Hường và Đoàn các nhà trí thức, khoa học, doanh nhân kiều bào thăm quê hương và tiếp kiến Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Hồng Hà (Photo: WAJ, 31/5/2023)

WAJ: Dự đoán trữ lượng khai thác vàng của công ty hàng năm là bao nhiêu  thưa chị ?

-Chủ tịch Phạm Thị Minh Hường: Hàng năm, công ty chỉ khai thác được vài chục kg thôi. Dự kiến trong 10 năm thì 9 năm khai thác sản lượng được khoảng nửa tấn vì chúng tôi chỉ khoan thăm dò sơ bộ. Sau vài năm chúng tôi sẽ bổ sung khoan thăm dò sâu hơn nữa, nếu có trữ lượng lớn hơn thì chúng tôi sẽ phải trình lên Chính phủ. Trước mắt, chúng tôi ổn định sản xuất và thực hiện nghĩa vụ thuế hàng năm với nhà nước là gần 1 triệu USD. Đây là mỏ nhỏ tận thu và nó nằm ngay ở thủ đô, chúng tôi đã ký với chính Phủ như thế nào thì chúng tôi thực hiện như vậy. Sau này, nếu có phát sinh nhiều hơn nữa thì cũng còn phụ thuộc vào việc khoan thăm dò, phụ thuộc vào trữ lượng mà chúng tôi khai thác được, những thứ trong lòng đất thì chúng ta không thể dự đoán được.

WAJ: Tiền thân của Công ty Khai thác Khoáng sản Sakai, CHDCND Lào là công trình thể hiện tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Lào, nhưng sau đó công ty đã gặp nhiều khó khăn như chị vừa chia sẻ ở trên, vị lãnh đạo cũ đã quyết định dừng lại, còn chị lại quyết định đi tiếp, vì sao chị có quyết tâm lớn như vậy?

-Chủ tịch Phạm Thị Minh Hường: Tôi nghĩ mình đã gắn liền với khoáng sản công nghiệp rồi, đã thất bại một lần rồi, tuổi đời vẫn đang còn trẻ mà dừng hết mọi thứ thì lãng phí. Mình phải làm gì đó để cống hiến cho đất nước, cho xã hội, cộng đồng, vì thế, tôi đã hạ quyết tâm chuyển từ khai thác thiếc sang khai thác vàng. Khi mình làm được mình cũng chứng minh cho Chính phủ Lào, Việt Nam thấy được tình hữu nghị giữa hai nước đã được thể hiện như thế nào qua dự án tuy là nhỏ bé này. Tôi tự nhủ là mình phải cống hiến, cống hiến và tự tin hơn nữa để cống hiến! Tôi cũng tự tin là tôi đã thành công về mảng công nghệ và đã làm đầy đủ các nghĩa vụ được giao.

5. Mrs Minh Huong tiep kien Thu tuong Lao.jpg

Bà Phạm Thị Minh Hường và Đoàn doanh nhân kiều bào tiếp kiến Thủ tướng CHDCND Lào, Sonexay Siphandone tại VPCP Lào ( Photo: Nhân vật cung cấp)

WAJ: Sau những công việc, những cống hiến của chị, chúng tôi đang mường tượng ra một sứ giả/một nhà ngoại giao nhân dân?

-Chủ tịch Phạm Thị Minh Hường: Tuỳ chị, tuỳ nhân dân gọi tôi như thế nào thì tôi biết vậy. Bản thân tôi chỉ biết cống hiến, làm tốt nhất những gì mình có thể. Tôi chỉ biết nỗ lực làm một công dân tốt, cho dù ở Việt Nam hay ở nước ngoài thì tôi vẫn đóng góp hết sức mình để xây dựng sự nghiệp thành công, để cống hiến hết mình cho xã hội và cho đất nước.

Xin trân trọng cảm ơn!

Mrs Huong trao tang tien cho Bo truong Bo Cong thuong Lao.jpg

Đoàn kiều lãnh đạo kiều bào Việt tại Lào và bà Phạm Thị Minh Hường trao tặng tiền xây dựng toà nhà thuộc Bộ công Thương lào (đây là một trong nhiều hoạt động xã hội thiện nguyện của kiều bào Việt tại Lào và bà Phạm Thị Minh Hường) (Photo: Nhân vật cung cấp)

WAJ-Viêng chăn, 3/5/2023

TS Yen Platz (Đại diện Tạp chí WAJ tại Liên hợp quốc tại Vienna)

(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)

TS. Yen Platz

Chị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.

TS. Yen Platz

ĐẤU GIÁ