Lễ kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể / Lễ hội Đền HùngKính thưa Ngài Phó Thủ tướng, Trần Hồng Hà
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Thưa quý vị,
Thay mặt cho UNESCO, tôi rất vinh dự được có mặt ở đây trong lễ kỷ niệm trọng
đại này.
Di sản văn hóa phi vật thể là một phần không thể thiếu trong đời sống con người
trên toàn thế giới. Di sản phi vật thể có tầm quan trọng cả về mặt xã hội lẫn kinh
tế, vì nó thúc đẩy sự gắn kết xã hội và giúp mỗi chúng ta cảm nhận được mình là
một phần của xã hội. UNESCO rất mừng bởi Chính phủ đã đề cao tầm quan
trọng của việc phát huy mọi khía cạnh văn hóa để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thưa Qúy vị, để di sản sống được chuyển giao cho các thế hệ sau thì di sản cần
được coi trọng và cần được đánh giá đúng. Và Công ước về Bảo vệ Di sản Văn
hóa Phi vật thể được các Quốc gia Thành viên UNESCO thông qua tại kỳ họp
của Đại hội đồng vào tháng 11 năm 2003 chính là công cụ thể hiện đầy đủ vai trò
quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể.
Việt Nam là quốc gia thành viên đã phê chuẩn Công ước chưa đầy 2 năm sau
đó, và hiện đã có 15 di sản được ghi danh. Nhân đây, tôi cũng xin được trân
trọng chúc mừng Việt Nam vì lần thứ hai trúng cử vào Ủy ban Liên Chính phủ về
Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể.
Thưa Qúy vị, Việt Nam vẫn luôn là một trong những thành viên tích cực nhất của
UNESCO, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm trong bối cảnh phức tạp của cộng
đồng quốc tế hiện nay. Với thành công này, Việt Nam đang đảm nhận những vai
trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của UNESCO và Việt Nam cũng cho
thấy rằng có thể chia sẻ bài học thành công của mình với các quốc gia khác
trong lĩnh vực văn hóa.
Một nguyên tắc quan trọng trong bảo tồn di sản văn hóa là đảm bảo sự tham gia
của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương và cộng đồng
các dân tộc thiểu số, không chỉ trong thực hành mà còn trong quá trình quản lý
và ra quyết định về di sản của họ.
Nhân lễ hội đền Hùng sắp tới, UNESCO xin được chia vui với cộng đồng địa
phương và Lãnh đạo của Phú Thọ, quý vị sẽ có dịp được bày tỏ tình yêu và sự
ủng hộ đối với di sản rất đặc biệt này.
Cuối cùng, thay mặt UNESCO, xin chúc mừng và trân trọng cảm ơn Chính phủ
Việt Nam, đặc biệt là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo các tỉnh, Ủy ban
Quốc gia UNESCO, cộng đồng địa phương, các nghệ nhân và tất cả những cá
nhân, đơn vị đã đóng góp cho việc ghi danh 15 di sản văn hóa phi vật thể.
Ngay lúc này tôi đang rất mong chờ được chứng kiến cảm xúc và niềm đam mê
do những nghệ nhân trong Liên hoan biểu đạt.
Xin cảm ơn.
Một vài hình ảnh tại sự kiện:
TIN LIÊN QUAN
Ông Hồ Sĩ Tuân và bà Lương Thị Vị là người Thái gốc Việt, hiện được biết đến với thương hiệu VT Naem Nueng (Vị-Tuân nem nướng) nổi tiếng toàn Thái Lan. Năm 1945, do chiến tranh Đông Dương loạn lạc, ông bà đã theo gia đình di cư đến tỉnh Nong Khai, Thái Lan sinh sống. Họ đã lấy nhau và đẻ được 8 người con. Hàng ngày, ông làm việc cho một tiệm vàng, bà đi gánh nước thuê ở sông Mê Kông để nuôi các con ăn học. Trải qua nhiều sóng gió, thu nhập không đủ nuôi gia đình, năm 1986, ông bà đã quyết định chuyển sang kinh doanh ẩm thực Việt và thành công như ngày nay. Hiện, quyền điều hành VT nem nướng được giao cho người con thứ hai là Hồ Văn Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Thái-Việt Nam toàn Thái, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài. Sau đây là cuộc trò chuyện của phóng viên WAJ với doanh nhân Hồ Văn Lâm.
WAJXEM NHIỀU NHẤT
(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)
TS. Yen PlatzChị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.
TS. Yen Platz
BÌNH LUẬN