December 27, 2023 09:07 WAJ
``Công việc của các giảng viên đại học không phải là việc riêng, cũng không phải chỉ là việc của các trường đại học và ngành giáo dục mà phải là công việc chung của cả dân tộc Hungary``, Ngài Balog Zoltán, Bộ trưởng Nguồn nhân lực Hungary, phát biểu tại lễ trao quyết định phong hàm giáo sư (2016) cho 22 giáo sư, trong đó, có GS.TS. Bùi Minh Phong, Đại học Tổng hợp Eötvös Loránd (ELTE) người gốc Việt. Năm 2023, với những cống hiến của mình, giáo sư Phong tiếp tục được Nhà nước Hungary trao tặng Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ. Đây là phần thưởng cao quý dành cho những người có cống hiến cho dân tộc Hungary.
2.4. Huân chương Chữ Thập Hiệp Sĩ.jpg

GS.TS. Bùi Minh Phong và Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ (Ảnh. NVCC)

WAJ: Thưa Giáo sư, Nhà nước Hungary vừa trao tặng Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ cao quý cho giáo sư vì những đóng góp của ông trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu toán học, hợp tác khoa học và giáo dục sau 37 năm giảng dạy và nghiên cứu ở trường Đại học Tổng hợp Eötvös Loránd (ELTE), Hungary, vậy cảm xúc của ông như thế nào khi nhận được vinh dự này?

GS Bùi Minh Phong: Tôi là một nhà khoa học gắn liền sự nghiệp của mình với đất nước Hungary. Huân chương mà nhà nước Hungary trao tặng cho tôi lần này thực sự là một niềm khích lệ, đánh giá quá trình công tác của tôi trong suốt 37 năm qua. Nói thực để đạt được Huân chương này, cuộc đời, sự nghiệp của tôi là từng bước đi lên. Năm 1986 tôi về trường Đại học Tổng hợp Eötvös Loránd (ELTE) công tác và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ. Thời đó, tôi đi thực tập và viết luận án trong vòng 1 năm rưỡi. Bảo vệ xong, Hội đồng đề nghị tôi làm tiếp nhưng do thủ tục nên tôi đã về lại Việt Nam để xin lại thủ tục. Năm 1986 tôi chính thức trở về trường, năm 1992 tôi được phong hàm Phó giáo sư. Năm 2015 tôi được phong hàm giáo sư. Hiện tại tôi đã về hưu và nhận được Giáo sư danh dự (Emeritus Professor)  của trường.

Cảm giác của tôi rất vui khi được nhận Huân chương, đó là sự đóng của tôi đối với đất nước Hungary trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước. Tôi phấn khởi hơn vì tôi là người Việt Nam ở Hungary, nhận được huân chương này, góp phần vào việc củng cố vị thế của người Việt Nam ở nước ngoài. Sự cố gắng của mình đã được Nhà nước Hungary xác nhận.

Niềm vui của tôi được nhân lên khi đầu năm học vừa rồi, năm học thứ 389 của nhà trường, trong buổi khai giảng, thầy Hiệu trưởng đã trao cho tôi bằng giáo sư danh dự. Giáo sư danh dự là trao cho các giáo sư khi về hưu đã có nhiều đóng góp cho nhà trường, như là thành viên của trường, vẫn có phòng làm việc, có quyền bầu cử, đóng góp cho trường như một giáo sư thực thụ. Đó là niềm động viên, tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy và có đóng góp cho đất nước bạn.

2.1. Nhận Huân chương chữ Thập Hiệp Sĩ ngày 19.08.2023.jpg

GS.TS. Bùi Minh Phong đón nhận Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ (Budapest, 19/8/2023) (Ảnh. NVCC)

WAJ: Vai trò của Giáo sư trong việc kết nối nghiên cứu khoa học, học thuật, giáo dục, cộng đồng... giữa Việt Nam- Hungary trong suốt thời gian qua như thế nào?

GS Bùi Minh Phong: Tôi luôn tâm niệm rằng mình làm được điều gì đó cho đất nước thì đó là sự đóng góp dù nhỏ cũng là điều đáng trân trọng. Trong quá trình làm việc, tôi đã: kết nối trường Đại học Tổng hợp Eötvös Loránd (ELTE) với trường Đại học Huế; phối hợp cử các đoàn giáo sư của Hungary sang làm việc với các Viện, trường đại học của Việt nam; các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng qua trường chúng tôi để làm việc. Tôi cũng là cầu nối để trường Eger kết nối với trường Đại học Thể dục-Thể thao TP.HCM và một số cơ sở khác; tôi cũng có động thái để cử sinh viên Việt Nam sang học tại Hungary, ví dụ, như có một lớp của Học viện Quân sự cử hơn 10 học viên sang học nâng cao về chuyên môn trong lĩnh vực bảo mật tại đây; tôi cũng đã có nhiều bài báo khoa học viết chung giữa hai bên… Tôi nghĩ rằng, dù là những việc nhỏ nhưng đã góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ giữa hai nước và các trường về nghiên cứu khoa học, thúc đẩy quá trình hợp tác, xúc tiến, quan hệ giữa các bên.

          Tôi là một người làm khoa học ở Hungary lâu nên rất có ý thức cho cộng đồng. Từ năm 1995 khi mà Hội người Việt Nam ở Hungary ra đời (sau này là Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary), tôi là một trong những người đầu tiên tham gia Hội với vai trò là Tổng thư ký. Đây là tổ chức đại diện cho cộng đồng người Việt Nam ở Hungary, đã có nhiều đóng góp cho bà con. Thời kỳ mới ra đời, chủ chợ nơi bà con kinh doanh đã đơn phương tăng giá thuê mặt bằng. Nếu lúc đó không có tổ chức can thiệp thì bà con sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hội đã đứng ra đấu tranh, đàm phán với chủ chợ và đã đạt được thỏa thuận, tiết kiệm cho bà con rất nhiều tiền của. Hay là Hội cũng thường xuyên tổ chức các chương trình như: Tết Trung thu, Lễ quốc khánh, sinh nhật Bác, Tết cổ truyền... rất chu đáo và thu hút được sự ủng hộ của bà con. Ngày trước, Hội làm với quy mô vừa phải nhưng bây giờ thì Hiệp Hội làm rất lớn vì bà con ủng hộ nhiều tiền của và công sức.  Có nhiều bà con đã có đóng góp rất lớn cho cộng đồng, tiêu biểu như ông Vũ Quý Dương, Chủ tịch Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary, hay Hội Doanh nghiệp có anh Thủy, anh Chu... ngoài công sức, họ còn đóng góp nhiều tiền của cho cộng đồng.  

          Bên cạnh đó, còn có các Hội khác như Hội người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội Sinh viên, Hội Cựu chiến binh, CLB Chiến sỹ Trường Sa, Hội Trí thức, Hội Từ Thiện... các hội đều có các hoạt động riêng. Công tác cộng đồng không phải một mình ai làm được mà đó là sức mạnh của tập thể. Tôi thấy rằng tập thể lãnh đạo Hiệp hội và các hội rất năng nổ, có nhiều đóng góp và đã được cộng đồng ghi nhận.

3.3.Chụp cùng hiệu trưởng trường ELTE.jpg

GS.TS. Bùi Minh Phong và Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Eötvös Loránd, Hungary (Ảnh. NVCC)

WAJ: Là một giáo sư gốc Việt ông nhận thấy Hungary nói riêng, châu Âu nói chung đã và đang đối xử với giới trí thức người nước ngoài như thế nào?

GS Bùi Minh Phong: Không phải nước nào cũng đối xử với giới trí thức người nước ngoài như nhau. Từ khi Việt Nam còn chiến tranh thì Hungary vẫn theo khẩu hiệu “chúng tôi đồng hành với Việt Nam”. Nghĩa là từ xưa, tình cảm của dân tộc Hungary đối với Việt Nam là rất trân quý. Và gần đây, trong cuộc tiếp xúc giữa các lãnh đạo hai nước, lãnh đạo Hungary cũng đã đánh giá rất cao cộng đồng người Việt Nam tại Hungary, tuy không lớn nhưng có nhiều nhà trí thức và sinh viên. Họ đánh giá cộng đồng người Việt Nam là cộng đồng nói tiếng Hungary nhiều nhất trong tất cả các cộng đồng nước ngoài tại đây. Bởi vì nhiều bà con ở bên này đều là cựu sinh viên, cực thực tập sinh.

Tôi đang làm việc tại ngành Toán Tin, Đại học Tổng hợp Eötvös Loránd (ELTE), một mình tôi là người Việt Nam nhưng các đồng nghiệp đã đối xử rất bình đẳng, thân mật. Khoe một tí là nhân dịp sinh nhật tôi 60, 65,70 tuổi, Tạp chí Toán học của trường đều dành cho tôi một kỷ niệm, đó là, xuất bản các số in bài của các nhà khoa học viết đề tặng tôi. Điều này để thấy rằng các đồng nghiệp Hungary rất trân trọng và bình đẳng đối với tôi. Nó cũng góp phần thúc đẩy sự đóng góp của chúng tôi với nước bạn và xác nhận tình cảm giữa Việt Nam và Hungary rất là tốt đẹp.

WAJ: Thưa Giáo sư, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từng kêu gọi các nhà trí thức châu Âu và Nga cần phải hợp tác cùng nhau để giảm căng thẳng chính trị như hiện nay, vậy theo giáo sư, liệu các nhà trí thức có thể tham gia đóng vai trò hàn gắn những gì mà chính trị chưa thể làm được hay không?

GS Bùi Minh Phong: Đây là câu hỏi hay nhưng mà rất khó. Tôi biết rằng, đội ngũ trí thức ở châu Âu nói chung và ở Hungary hay Viện Hàn lâm Khoa học Hungary nói riêng cũng đều muốn giải quyết các vấn đề căng thẳng trên thế giới, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi người đều đã có những đóng góp riêng. Chúng tôi rất mong tình hình căng thẳng trên thế giới sẽ sớm hạ nhiệt, bằng nỗ lực của mình, chúng tôi đã đóng góp vào các công trình khoa học, sáng tạo… qua đó thể hiện chính kiến của mình trong những vấn đề đang cần giải quyết.

2.3. Hội trường nhận Huân Chương Chữ Thập Hiệp Sĩ.jpg

Quang cảnh Hội trường trao tặng Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ Hungary (Ảnh. NVCC)

WAJ: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, thiên tai... trên thế giới hiện đang diễn biến phức tạp, nhiều chuyên gia lo ngại rằng nó như biểu hiện của cuộc chiến tranh thế giới thứ ba, vậy theo góc nhìn của giáo sư thì xã hội nên làm gì để tránh cuộc chiến tranh này?

GS Bùi Minh Phong: Đây là những vấn đề cấp bách hiện nay. Như việc biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, nông nghiệp, và mọi mặt của xã hội. Ví dụ, như hiện tượng băng Bắc Cực tan chảy, nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời thì lượng băng sẽ tan ra nhanh, khiến cho mực nước biển dâng lên nhanh, nhiều diện tích của trái đấy sẽ bị mất đi. Tôi nghĩ rằng, muốn giải quyết được việc này, không thể một nước mà phải có sự thống nhất của các chính phủ trên thế giới. Đặc biệt, các nhà khoa học phải có trách nhiệm tìm ra các phương pháp để giảm biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự nỗ lực của các nước. Với vai trò làm khoa học, chúng tôi cũng sẽ có tiếng nói, đề nghị các tổ chức thế giới có những biện pháp kịp thời về vấn đề biến đổi khí hậu nói riêng và các vấn đề nóng khác của toàn cầu nói chung.

4.1. Gia đình GS Bùi Minh Phong.jpg

Gia đình GS.TS. Bùi Minh Phong (Ảnh. NVCC)

WAJ: Giáo sư nghĩ gì về thế hệ người Việt thứ hai ở nước ngoài?

GS Bùi Minh Phong: Chúng tôi là những người đã và đang sống ở nước ngoài, trong thâm tâm luôn mong muốn làm được điều gì đó cho đất nước. Thế hệ chúng tôi như là thế hệ hy sinh để nâng đỡ cho thế hệ thứ hai. Nhiều người trong chúng tôi rất là giỏi nhưng cũng phải hy sinh sự nghiệp, đi làm kinh tế để nuôi dạy con cái, hướng các điều kiện tốt nhất cho thế hệ thứ 2 phát triển. Rất mừng là thế hệ người Việt thứ hai ở nước ngoài hiện nay, các cháu đều được học hành đến nơi đến chốn, nên khi ra trường có cháu thì làm cho các cơ quan của các nước sở tại, có cháu thì làm cho các công ty đa quốc gia, có cháu thì về Việt Nam làm việc. Nhiều cháu có được học vị cao như bố mẹ và gia đình mong muốn. Đó là tín hiệu rất là tốt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài!

WAJ: Xin trân trọng cảm ơn giáo sư! Kính chúc giáo sư và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và luôn hết lòng kết nối nền toán học, khoa học của Hungary với Việt Nam và quốc tế!

Budapest, 3/10/2023

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KỶ NIỆM QUAN TRỌNG CỦA GS.TS. BÙI MINH PHONG

1.2. Đại biện Nguyễn Viết Phúc và Trưởng Ban CTCĐ Lê Trọng Hà tại buổi lễ nhận bằng GS.JPG

Đại diện lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary chia sẻ niềm vui với GS.TS Bùi Minh Phong và phu nhân (Ảnh.NVCC)

1.1. Lễ trao bằng GS năm 2016.jpg

GS.TS Bùi Minh Phong nhận phong hàm Giáo sư, Hungary (2016) (Ảnh.NVCC)

2.2. Chụp cùng  Bà Vitályos Eszter, Quốc Vụ khanh Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Đổi mới.jpg

GS.TS Bùi Minh Phong và bà Vitályos Eszter, Quốc Vụ khanh Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Đổi mới Hungary (Ảnh.NVCC)

1.3. Vợ Nguyễn Thị Phương Mai chia sẻ niềm vui tại buổi lễ nhận bằng GS.JPG

GS.TS Bùi Minh Phong và phu nhân tại Lễ phong hàm Giáo sư (2016) (Ảnh. NVCC)

(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)

TS. Yen Platz

Chị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.

TS. Yen Platz

ĐẤU GIÁ