July 02, 2022 15:00 TS. Yen Platz
Châu Âu đang phải trải qua những đợt rét kỉ lục, kể từ hơn 100 năm qua. Cái rét đêm đêm đánh thức tôi. Tôi thường thức dậy khi thành phố còn đang chìm trong giấc ngủ, trăng lên cao, ánh sáng phản chiếu qua những chùm tuyết lấp lánh đến cồn cào. Tiếng gà gáy từ bên kia bán cầu thường vang lên trong tâm thức, khiến tôi rất nhớ “những tia nắng miền nhiệt đới”.

Châu Âu đang phải trải qua những đợt rét kỉ lục, kể từ hơn 100 năm qua. Cái rét đêm đêm đánh thức tôi. Tôi thường thức dậy khi thành phố còn đang chìm trong giấc ngủ, trăng lên cao, ánh sáng phản chiếu qua những chùm tuyết lấp lánh đến cồn cào. Tiếng gà gáy từ bên kia bán cầu thường vang lên trong tâm thức, khiến tôi rất nhớ “những tia nắng miền nhiệt đới”.

* Những tia nắng miền nhiệt đới

          Trong một giờ giảng “Khóa học mùa hè tại Áo”, khi GS Thomas A. Bauer (Đại học Tổng hợp Wien) trình bày về hệ thống các lý thuyết truyền thông, ông đã nhấn mạnh: “Ở trường phái nào, cấp độ nào thì quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn luôn là mối quan hệ hai chiều. Chúng phải được đặt/nằm trên cùng một đường thẳng thì mới có ý nghĩa...”. Một vị Phó Giáo sư (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) (AJC) đã tranh luận lại: “Theo tôi, từ trực quan sinh động mới khái quát nên lý thuyết. Vậy ta nên chuyển nhóm “lý thuyết hàng ngày” sang nhóm “thực tiễn”...”. Thế là cuộc tranh luận nổ ra, giữa các nhà khoa học, giảng viên, nhà báo, nghiên cứu sinh AJC, Việt Nam và nhà nghiên cứu báo chí, truyền thông hàng đầu của Áo, EU...

          Tại một buổi thảo luận khác, bà Barbara Eppensteiner (Giám đốc Viện Báo chí Quốc tế (IPI)), đã đặt câu hỏi: “Việt Nam có tự do báo chí hay không?”. Bà chia sẻ thêm rằng, IPI đã nghiên cứu tự do báo chí của một số nước Đông Nam Á, nhưng chưa nghiên cứu Việt Nam. Vì vậy, bà mong muốn được nghe ý kiến của các đồng nghiệp Việt Nam, có mặt tại Áo hôm nay. Sau đó, mọi người đã chia sẻ các ý kiến rất thẳng thắn, không hề né tránh vấn đề nhạy cảm này. Một thành viên Đoàn AJC, đã trao đổi: Thưa bà, để trả lời một cách khách quan, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin cụ thể sau đây: (1) Hàng năm, AJC và Việt Nam thường gửi các Đoàn sang tham dự “Khóa học mùa hè tại Áo” (giống như đoàn của chúng tôi hôm nay). Họ là các nhà lãnh đạo/quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, nhà báo, giảng viên, nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu và làm việc trong các trường đại học, các cơ quan báo chí-truyền thông (BC-TT) lớn của Việt Nam. Chúng tôi đến đây để chia sẻ và học hỏi các kinh nghiệm, kiến thức mới/tiên tiến của các bạn; (2) Hàng năm, AJC và các cơ quan báo chí lớn của Việt Nam thường phối hợp với Đại học Tổng hợp Wien, các cơ quan, tập đoàn báo chí-truyền thông lớn của Áo, tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế; phối hợp xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học chung; thực hiện trao đổi đoàn lãnh đạo, chuyên gia, các nhà khoa học giữa hai nước; (3) AJC thường xuyên phối hợp cử các nghiên cứu sinh, giảng viên đến thực tập và nghiên cứu các mô hình kinh doanh BC-TT của Áo, EU, nhằm áp dụng cho hoạt động BC-TT Việt Nam; (4) Ngoài ra, các cơ quan quản lý, các đơn vị báo chí lớn của Việt Nam cũng thường xuyên phối hợp với các tập đoàn BC-TT lớn trên thế giới, thực hiện việc: trao đổi đoàn; mời chuyên gia và các nhà khoa học đến Việt Nam giảng dạy; phối hợp xây dựng giáo trình; phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế chung; phối hợp nghiên cứu và xuất bản các công trình khoa học chung... Chúng tôi xin cung cấp một số thông tin như vậy, hy vọng rằng bà sẽ có câu trả lời cho riêng mình.

          Năm 2010, khi đang theo học Cao học Báo chí tại AJC (đồng thời nhận học bổng hỗ trợ của Chương trình Học bổng Quốc tế Diversity Enhancement Fund) tôi đã xin kiến tập tại báo Wiener Zeitung (1703/một trong những tờ báo lâu đời nhất thế giới còn hoạt động) (Cộng hòa Áo). Thời gian đó, tôi đã đề xuất và phối hợp với Wiener Zeitung xuất bản Chuyên san đặc biệt “Dossier 1000 Jahre Ha noi” (Chào Hà Nội 1000 năm) nhân dịp Kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chuyên san này đã được xem như một “món quà ngoại giao” giữa hai nước: 10.000 bản (tiếng Anh) dành tặng các Đại sứ và các nhà ngoại giao quốc tế tại Việt Nam; 50.000 bản (tiếng Đức) được phát hành tại thị trường Áo, Đức, và khu vực Bắc Mỹ. Đại sứ TS.Georg Heindl (Đại sứ quán Cộng hòa Áo tại Việt Nam) nhận xét: đây là ấn phẩm xuất bản chung đầu tiên, đánh dấu mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực BC-TT giữa Cộng hòa Áo và Việt Nam.

          Năm 2012, nhân dịp Kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Áo - Việt (1972-2012), Nhà xuất bản Thông tin & Truyền thông, AJC, Hội nhà báo Việt Nam, Đại sứ quán Cộng hòa Áo tại Việt Nam, báo Wiener Zeitung, đã phối hợp xuất bản công trình nghiên cứu: “Phát triển Công chúng thị trường báo chí như thế nào? Kinh nghiệm của tờ báo Wiener Zeitung, Cộng hòa Áo” của tôi. Công trình này đã được trích dẫn, sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn BC-TT Việt Nam.

z3536514242364_4485f76f168750953638cd638000f63c.jpg

Trưởng đoàn PGS,TS Lưu Văn An và Đoàn Khóa học mùa hè tại Áo, năm 2014

(Đại học Tổng hợp Wien, Áo)

Năm 2014, AJC đã gửi tặng Tổng thống Áo TS. Heinz Fischer, công trình nghiên cứu: “Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa”. Đây là công trình nghiên cứu khoa học hợp tác qui mô đầu tiên giữa Áo và Việt Nam. Từng là nhà nghiên cứu khoa học chính trị nên Tổng thống rất ủng hộ và trân trọng mối quan hệ này. Trước đó, ông cũng đã dành thời gian tiếp đón và trao đổi với Đoàn các nhà khoa học AJC, HCMA và Áo tại Phủ Tổng thống. Ông khẳng định rằng: “từ trước đến nay nhân dân Áo luôn dành tình cảm thân tình đặc biệt cho nhân dân Việt Nam”... “tôi muốn đảm bảo với các bạn, tình hữu nghị của nước Áo...”[1]. Ông là một trong những nguyên thủ đã dành tình cảm “đặc biệt” cho Việt Nam kể từ khi còn rất trẻ. Đó là những năm giữa thập kỷ 70, ông đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông cũng đã công du đến Việt Nam hai lần, trên cương vị Chủ tịch Quốc hội và Tổng thống.

          Từ năm 2010 đến nay, AJC đã có nhiều chương trình hợp tác với các tập đoàn, cơ quan BC-TT của Áo: Hai bên đã thực hiện trao đổi Đoàn - hàng trăm lượt các nhà nghiên cứu khoa học, lãnh đạo/quản lý, chuyên gia, giảng viên, nhà báo, nghiên cứu sinh đã đến hai nước để học tập, nghiên cứu, hội thảo và giảng dạy; đặc biệt AJC và Viện truyền thông - Đại học Tổng hợp Wien, đã hai lần kí kết biên bản ghi nhớ và nâng cấp mối quan hệ hợp tác quốc tế. Giáo sư Thomas (Đại học Tổng hợp Wien) xúc động: “Các bạn đến đây để học hỏi chúng tôi, nhưng các bạn cũng đã dạy cho chúng tôi những kiến thức, bài học về tình nghĩa anh em, bạn bè, đồng nghiệp... mà dường như xã hội chúng tôi đã đi nhanh quá nên bỏ quên chúng ở đâu đó rồi”.          

          Sau một thời gian làm việc với AJC, không chỉ Giáo sư Thomas, Tổng thống Heinz Fischer hay chuyên gia Barbara, mà rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia, nhà báo Áo, EU đều có ấn tượng tốt với AJC, với Việt Nam. Thậm chí, có chuyên gia Áo còn ví rằng các đồng nghiệp AJC, Việt Nam giống như “những tia nắng miền nhiệt đới”.

* Dấu chân trên quê hương Mozart

          Thời điểm tôi viết bài này, châu Âu đang phải trải qua những đợt rét kỉ lục, kể từ hơn 100 năm qua. Cái rét đêm đêm đánh thức tôi. Tôi thường thức dậy khi thành phố còn đang chìm trong giấc ngủ, trăng lên cao, ánh sáng phản chiếu qua những chùm tuyết lấp lánh đến cồn cào. Tiếng gà gáy từ bên kia bán cầu thường vang lên trong tâm thức, khiến tôi rất nhớ “những tia nắng miền nhiệt đới”!

          Từ năm 2013 đến nay, cứ vào dịp tháng 6 hàng năm, AJC lại sôi động chuẩn bị cho các Đoàn tham dự “Khóa học mùa hè tại Áo”. Mọi người háo hức chuẩn bị “cơm nắm muối vừng” để lên đường “thỉnh kinh”. Tại Áo, họ sẽ được sống lại quãng thời sinh viên, với: nồi niêu, xoong chảo khua vang mỗi buổi chiều tan học; đồng ca, song ca vang lên mỗi buổi tối nhớ nhà; bị nhắc nhở, quản thúc giờ giấc và an ninh trật tự; hàng ngày mang cơm nắm, muối vừng đến lớp là lựa chọn tối ưu; đi bộ hàng chục cây số một ngày (học và thực tế 3 ca/ngày); mệt và thường xuyên ngủ gật vì chênh lệch múi giờ... Lúc đó, bất kể anh là giáo sư, lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, nhà báo hay nghiên cứu sinh, đều bị “lớp trưởng” quản thúc và chỉnh đốn... Nhưng chính những kỉ niệm đó đã khiến cho mối quan hệ đồng nghiệp, tình thầy trò càng trở nên gắn bó, thân tình.

z3536524085754_c62c6abd0a24ef5a904e44618a2d1f85.jpg

Trưởng đoàn PGS,TS. Phạm Huy Kỳ và Đoàn Khóa học mùa hè tại Áo, năm 2015

(Trụ sở Liên hợp quốc tại Vienna)

       Một kỷ niệm vui, đó là, trong “Khóa học mùa hè tại Áo” năm 2015, do PGS,TS Phạm Huy Kỳ (Phó Giám đốc AJC) làm Trưởng đoàn, vì thế, đương nhiên ông phải đảm nhận chức “lớp trưởng”. Ngày nào đến lớp ông cũng quán triệt mọi người rằng: “Bằng mọi giá không ai được ngủ gật hoặc ngáp vặt trong lớp”, nhưng ông lại quên quán triệt cái khoản “buồn đi...”. Vậy là, trong lúc Giáo sư Áo đang say sưa giảng bài thì chốc chốc lại có một đồng chí lẻn ra ngoài. “Lớp trưởng” Kỳ, liếc xéo thấy có đến 3 vị bỏ lớp mà mãi vẫn chưa quay lại nhưng cũng đành bấm bụng làm thinh. Cuối giờ học, ông cho họp, ông trịnh trọng phát biểu:

          - Tôi rất hoan nghênh tinh thần của cô H, dù bị đau như thế (thoát vị đĩa đệm), hôm qua phát khóc nên như thế mà hôm nay vẫn cố gắng đến lớp được.

          Cả lớp vui vẻ vỗ tay. Tràng pháo tay chưa dứt thì đột nhiên ông “lên tông” (lên giọng):

          - Nhưng tôi cũng phải nói thẳng ra đây để chúng ta cùng rút kinh nghiệm, chứ không có ý phê phán ai cả, anh A, không dự học từ đầu, anh B và anh C đang học lại bỏ ra ngoài... tại sao các anh lại như thế? Tôi đề nghị chúng ta đi học là phải nghiêm túc. Đây không chỉ là thể diện của AJC mà còn là thể diện quốc gia nữa...: -  vừa nói ông vừa giận dữ nhìn hết lượt.

          Mọi người ngồi im như thóc. Bỗng một giọng đanh thép, từ góc phòng cất lên:

          - Tôi xin có ý kiến. Tôi đã cố rồi nhưng tôi “buồn quá...” nên tôi phải đi... (từ này được phát ngôn dõng dạc và gay gắt). Khi chúng tôi quay vào thì cửa khoá tự động, không mở được, chứ không phải là chúng tôi bỏ học.

          Một vài âm thanh “khục khục” như bị hóc xương phát ra. Hai anh A, B chắc không nhịn được nữa nên đành lên tiếng thanh minh phụ họa theo anh C. Một nhà báo cũng chen vào:

          - Thưa các thầy cô, ngày mai, sẽ có báo giật tít rằng: Trưởng đoàn Việt Nam độc đoán vì không cho anh em đi... ấy.

           Mọi người như được “tháo kíp”, cả lớp phá lên cười. Ồn ào như cao trào trong bản “Magic Flute” của Mozart. Miệng ai nấy đều ngoác đến mang tai, không còn nghe thấy “lớp trưởng” đang quán triệt cái gì nữa...

          Trong một giờ học khác, khi TS. Wolfgang Renner (Viện trưởng Viện Wiener Zeitung) nói về “Giá trị công” của Báo chí - Truyền thông, ông đã ca ngợi báo chí Phần Lan, rằng: Rất nhiều tờ báo đã tham gia viết bài về chủ đề “Biến đổi gen” trên các loại cây lương thực như ngô, lúa mì, khoai tây... Việc này sẽ giúp công chúng biết cách tự bảo vệ mình...

          Nhưng có lẽ, do ông nói nhanh quá, nên cô phiên dịch đã dịch câu “ngô biến đổi gen” thành “ngô chuyển giới”, khiến cả lớp được một trận cười nghiêng ngả.

          Một khóa học khác: do bận học nên Đoàn đã nhờ ông xã tôi mua giúp một ít đồ để nấu phở và đặc biệt lưu ý với anh ấy về “khúc xương bò ngon nhất”. Thế là anh ấy đã thị phạm bằng cách, vỗ tay từ sườn, đến hông, đến đùi, và miệng thì liên tục hỏi: “Chỗ này á? Chỗ này á?”... khiến mọi người không nhịn được cười. Ấy vậy nhưng cuối cùng anh ấy lại vác về một khúc xương ...”lùi xuống dưới một tí”.

          Một dịp khác, khi Đoàn Việt Nam sang Áo thì cũng vừa hết Tết Âm lịch, nhưng vẫn còn bánh chưng, nên tôi khuyên mọi người mang theo làm quà. Thế rồi, khi mời cơm khách, Đoàn chúng tôi đã “thuyết trình” về sự tích bánh chưng, bánh dày cho phía bạn nghe. Nghe xong, mấy vị Giáo sư, chuyên gia Áo liền thi nhau ăn thử. Một vị ghé tai tôi thì thầm: “sao nó dính thế nhỉ? Sao tôi nuốt mãi không trôi?”. Có vị thì vẫn để nguyên miếng bánh trong bát... Một vị đã đùa tôi: không biết có Giáo sư nào đeo răng giả không nhỉ, may mà không sao, chứ không thì tội cô to lắm đấy... Từ đó, tôi không dám khuyên đoàn nào mang bánh chưng sang làm quà nữa.

          Lịch học của Đoàn chúng tôi thường được đan xen giữa các tiết lý thuyết và thực hành, nên phải thường xuyên di chuyển, từ trường đến các tập đoàn, cơ quan Báo chí - Truyền thông. Những lúc đó, Giáo sư Thomas thường chọn phương án đi bộ để mọi người có thể tranh thủ ngắm thành phố. Ông thường hay mặc quần đỏ, áo đỏ, đội mũ đỏ, hoặc đi giầy đỏ để dễ dàng làm hoa tiêu cho cả đoàn. Dù Giáo sư đã ngoài 70 tuổi nhưng ông vẫn rất nhanh nhẹn. Nhiều lúc, chúng tôi phải gắng sức mới đuổi kịp ông. Ông có dáng người cao, gầy nên mọi người thường trìu mến gọi ông là: “Giáo sư Cao - To - Mát”.

          Mỗi dịp kết thúc khóa học, thì các Đoàn thường tổ chức tiệc chia tay. Đó cũng là dịp mà các nhà khoa học nữ “giỏi việc nước đảm việc nhà” trổ tài với các giáo sư, chuyên gia, nhà báo nước bạn. Mọi người thường chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nấu một món, sao cho thật “đậm đà bản sắc dân tộc”. Các bữa tiệc thường được tổ chức tại nơi đoàn ở, rất sôi động, khiến nhiều vị khách Tây (cùng khách sạn) cũng xin góp vui. Tây, Ta chén tạc chén thù, ăn uống, nhảy múa, hát ca từ “Làng quan họ quê tôi” đến “One tala mela”, “Lambada” cho đến khi “Giã bạn”, ai nấy đều đã ngân ngấn nước mắt... Suốt ba mùa sau đó, mỗi lần đi ngang khách sạn, ga Westbahnhof (nơi chúng tôi thường hẹn nhau đi học) hay đến trường, lại khiến tôi thẫn thờ.

          Thế là, lời nhắn gửi/tâm nguyện năm nào của thầy Cúc (Giám đốc AJC) đã thành hiện thực. Thế là điều ước của tôi cũng đã thành hiện thực: hàng nghìn bước chân của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, nhà báo, nghiên cứu sinh AJC, Việt Nam đã đến và lưu dấu ở quê hương Mozart. Họ đã đến và để lại nỗi nhớ da diết cho chúng tôi, cho các đồng nghiệp ở xứ sở nhỏ bé xinh đẹp này.

                                       Chiều nay về ga cũ

                                       Không thấy Đoàn ở đâu

                                       Tiếng bước chân qua phố

                                       Nhớ lại phép nhiệm màu...

                                       Hát một câu ca cũ

                                       Nhớ nỗi niềm ẩn sâu...

 

z3536528847634_ff752cc852675aa0c91515638336a767.jpg

Trưởng đoàn PGS,TS  Nguyễn Vũ Tiến và Đoàn Khóa học mùa hè tại Áo,

 năm 2016 (tại Phủ Thủ tướng Áo)

 

* Những nhịp cầu hữu nghị

          Tháng 12/2009, tôi là một trong hai nhà báo, nhà văn đã may mắn được mời tham gia: “Chương trình giao lưu văn học và văn hóa nghệ thuật tại Cộng hòa Áo”. Lúc đó, tôi đang theo học Chương trình Thạc sĩ Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, biết tôi đi, thầy PGS,TS. Hoàng Đình Cúc (Giám đốc) đã căn dặn: “em đi thì chú ý kết nối AJC với các cơ quan báo chí, truyền thông bên CH Áo nhé”. Vì vậy, khi tôi sang làm việc với bà Kaufmann Irene (Cục phó Cơ quan Báo chí Liên bang) và ông Wolfgang Renner (Giám đốc Marketing và Truyền thông, kiêm Viện trưởng Viện Wiener Zeitung) tôi đã đề đạt với họ ý kiến của thầy Cúc. Hai vị lãnh đạo này, ngay lập tức ghi nhận thiện chí của AJC, Việt Nam.

          Tháng 7/2010, tôi xin quay trở lại Tập đoàn Wiener Zeitung để kiến tập (theo học bổng hỗ trợ của DEF). Tôi đã kết nối cuộc điện thoại giữa bà Cục phó Kaufmann Irene và PGS,TS Hoàng Đình Cúc, hai bên đã trao đổi vấn đề chính, đó là: khả năng hợp tác trao đổi đoàn; phối hợp tổ chức cuộc hội thảo báo chí quốc tế, trong thời gian sớm nhất. Sau này, sự kiện ấy được gọi vui là “cuộc điện thoại lịch sử”.

          Tháng 11/2010, Đoàn chuyên gia, nhà báo Cộng hòa Áo, do ông Wolfgang Renner dẫn đầu đã sang AJC, tham dự Hội thảo khoa học quốc tế: “Một số vấn đề của Báo chí truyền thông hiện đại”[1]. Thời gian này, hai bên đã thảo luận và cụ thể hóa một số chương trình hợp tác quốc tế, đây chính là “viên gạch” đầu tiên - đặt nền móng cho mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Báo chí - Truyền thông giữa AJC, Việt Nam và CH Áo. Lúc đó, tiếp Đoàn, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng (người có mối quan hệ công tác nhiều năm với CH Áo) đã đánh giá cao sự hợp tác này, ông cho rằng:... việc hợp tác trong lĩnh vực báo chí, truyền thông cũng sẽ góp phần tăng cường thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.

          Thời kỳ, PGS,TS Lương Khắc Hiếu giữ chức Quyền Giám đốc AJC, ông đã tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế với Tập đoàn Wiener Zeitung, Cơ quan Báo chí Liên bang, Viện Truyền thông - Đại học Tổng hợp Wien. Khi ông làm Chủ tịch Hội đồng luận văn Thạc sĩ, đề tài: “Giải pháp phát triển Công chúng thị trường báo Wiener Zeitung, Cộng hòa Áo” của tôi, thầy đã đánh giá cao đóng góp của công trình này, đối với việc gắn kết mối quan hệ hợp tác, trong nghiên cứu học thuật quốc tế giữa AJC và Cộng hòa Áo. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của học viên AJC tại Áo. Tham dự buổi bảo vệ hôm ấy, Đại sứ, TS. Georg Heindl, cũng đã chia sẻ rằng: hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học này sẽ mở ra triển vọng để AJC tiếp tục cử các nhà khoa học, nghiên cứu sinh sang Áo để nghiên cứu trong lĩnh vực Báo chí - Truyền thông.

          Quyết sách của PGS,TS Lương Khắc Hiếu, thời kỳ này, là ưu tiên hợp tác quốc tế với Cộng hòa Áo, EU, vì vậy, hai bên đã tiến hành một số hoạt động chung như: trao đổi đoàn; cử giảng viên, nghiên cứu sinh AJC sang Áo thực tập, nghiên cứu; mời chuyên gia, giáo sư Áo sang giảng dạy, hội thảo và trao đổi kinh nghiệm tại AJC, Việt Nam... Đại sứ, TS. Georg Heindl, cũng khẳng định: “Phía Áo muốn tăng cường hơn nữa những cơ hội hợp tác với AJC... và sẽ tạo điều kiện tốt nhất để giảng viên, sinh viên AJC có cơ hội học tập, nghiên cứu ở CH Áo”[2], [3], [4].

          Thời kỳ PGS,TS Trương Ngọc Nam làm Giám đốc AJC: tiếp tục mở rộng và nâng cấp mối quan hệ hợp tác quốc tế với: Tập đoàn Wiener Zeitung, Viện Truyền thông - Đại học Tổng hợp Wien, Cơ quan Báo chí Liên bang, Thông tấn xã Áo (APA), Đài Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Áo (ORF), Đài Truyền hình công OKTO, Văn phòng Báo chí Quốc tế Thành phố Wien, VP Chính phủ Áo, Văn phòng Thủ tướng Áo, Văn phòng Tổng thống Áo, Cơ quan Truyền thông của Liên hợp quốc (tại Vienna). Thời kỳ này, mối quan hệ hợp tác giữa AJC và các cơ quan, tập đoàn Báo chí - Truyền thông CH Áo đã đi vào chiều sâu và gặt hái được một số thành quả như: Chương trình”Khóa học mùa hè tại Áo” (vào tháng 6 hàng năm) đã đưa được hàng trăm lượt các nhà nghiên cứu khoa học, nhà lãnh đạo, giảng viên, nghiên cứu sinh, phóng viên, nhà báo Việt Nam sang học tập, nghiên cứu, tác nghiệp, thực tế tại Áo, EU; tổ chức hàng chục đợt trao đổi kinh nghiệm và giảng dạy miễn phí của các giáo sư, chuyên gia Áo tại AJC, Việt Nam; phối hợp tổ chức thành công nhiều cuộc hội thảo khoa học quốc tế tại Việt Nam và Áo; phối hợp xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học, chuyên san, chung (nhân các sự kiện kỉ niệm đặc biệt giữa Việt Nam - Áo); cử học viên, nghiên cứu sinh sang thực tập, nghiên cứu tại các cơ quan, tập đoàn Báo chí - Truyền thông lớn của Áo; phối hợp đồng hướng dẫn Chương trình nghiên cứu Thạc sĩ, Tiến sĩ; phối hợp thực hiện Đề án “Nghiên cứu năng lực truyền thông vì sự phát triển của xã hội” do Đại học Tổng hợp Wien, chủ trì và Liên minh châu Âu tài trợ (Đề án có sự tham gia của các trường đại học AJC/Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Đức, Áo); trao bằng Tiến sĩ danh dự cho chuyên gia Báo chí - Truyền thông CH Áo (đây là hoạt động trao bằng Tiến sĩ danh dự đầu tiên trong lịch sử phát triển của AJC); trao đổi thông tin khoa học dưới dạng các ấn phẩm xuất bản, tài liệu hướng dẫn, các kết quả giảng dạy và nghiên cứu khác... Các hoạt động này đã được các nhà khoa học, chuyên gia, chính trị gia, giảng viên, nhà báo của hai phía đánh giá cao. Nó không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc hợp tác nghiên cứu học thuật quốc tế, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Cộng hòa Áo.

          GS,TS. Thomas A. Bauer (một trong những nhà nghiên cứu truyền thông hàng đầu của Áo, châu Âu) tâm sự: PGS,TS Trương Ngọc Nam là người luôn tiếp nhận và tôn trọng cái mới. Ông luôn cho chúng tôi toàn quyền quyết định các công việc hợp tác thuộc chuyên môn của mình. Ông ấy thực sự là một trong những nhà quản lý giáo dục - đào tạo tuyệt vời nhất mà tôi từng làm việc.

        Đặc biệt, mối quan hệ hợp tác giữa AJC và Cộng hòa Áo cũng đã nhận được sự quan tâm sát sao của GS,TS Tạ Ngọc Tấn (Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Ông là người đã trực tiếp trao đổi, đề đạt với Tổng thống Áo Heinz Fischer về các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa AJC, HCMA, Việt Nam và Cộng hòa Áo. Việc này đã tạo điều kiện thuận lợi và nâng tầm hợp tác quốc tế giữa AJC, Việt Nam và Cộng hòa Áo, Liên minh châu Âu.

z3536535561848_63093ca8c0b62ec90dbe46d51427e861.jpg

GS,TS, Tạ Ngọc Tấn (người đứng giữa), GS,TS. Thomas A. Bauer, PGS.TS Trương Ngọc Nam và các nhà khoa học VN - Áo, hội kiến Tổng thống Áo Heinz Fischer (2014) (tại Phủ Tổng thống)

 

Viện trưởng TS. Wolfgang Renner (Viện Wiener Zeitung) (Tiến sĩ danh dự đầu tiên của AJC, năm 2014), chia sẻ: “Các đồng nghiệp của tôi giảng dạy ở AJC, họ rất giỏi. Họ luôn đưa ra nhiều chủ đề mới và cũng luôn cho tôi tham dự như là một đội. Các sinh viên rất ham học hỏi và cũng hứng thú với những nội dung giảng dạy của tôi... Tất cả những gì tôi có thể nói là tôi luôn mong muốn trở lại AJC, trở lại Việt Nam...”.

          TS. Renner và tôi là những người đã may mắn tham gia từ đầu vào quá trình xây dựng, hình thành và phát triển mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực Báo chí - Truyền thông giữa AJC, Việt Nam và Cộng hòa Áo (từ 2009 đến nay) nên cũng đã được chứng kiến mọi niềm vui, nỗi buồn và những nỗ lực... của cả hai phía. Chúng tôi vô cùng kính phục sự quyết tâm, đồng lòng và đoàn kết của ban lãnh đạo và tập thể AJC (qua ba thời kỳ) trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học Báo chí - Truyền thông quốc tế này. Đặc biệt, là sự ủng hộ nhiệt tình, thầm lặng của các nhà khoa học, chính trị gia, những người bạn Việt, Áo, đã dành cho mối quan hệ tốt đẹp này, như: Chuyên gia Kaufmann Irene, Viện trưởng Viện Wiener Zeitung Wolfgang Renner, GS,TS. Thomas A. Bauer, Tổng thống Áo Heinz Fischer, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Áo - Việt, TS. Peter Jankowitsch (Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Áo), Bộ trưởng TS.Beatrix Karl (Bộ Nghiên cứu Khoa học Áo), Đại sứ, TS Georg Heindl, Đại Sứ Thomas Loidl, Đại sứ Nguyễn Thiệp, Đại Sứ Vũ Việt Anh, Trưởng ban Giáo dục Công Đoàn Áo Marcus Strohmeier, ThS Vũ Hà Hải, nhà khoa học chính trị Michael Platz... Hy vọng rằng, thế hệ chúng tôi và các thế hệ sau sẽ tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ quốc tế hữu hảo đó, cũng như giữ vững niềm tin và sự gửi gắm của các bậc tiền bối. PGS,TS Trương Ngọc Nam chia sẻ: “...Tôi tin là thế hệ kế cận sẽ tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa AJC và Cộng hòa Áo”.

          Khi viết những dòng này, chúng tôi cũng đang cùng nhóm các nhà khoa học châu Âu và châu Á, chuẩn bị cho kế hoạch kết nối nghiên cứu học thuật quốc tế Á - Âu, trong tương lai gần. Tôi xin mượn lời của GS,TS Jonathan Haidt để kết thúc bài viết này: “Sức mạnh hùng hậu nhất từng được biết đến trên hành tinh này là sự hợp tác của con người - thứ sức mạnh của xây dựng...”

 

Nguồn: Những mảnh ghép Quân Vương

(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)

TS. Yen Platz

Chị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.

TS. Yen Platz

ĐẤU GIÁ