July 01, 2022 16:52 TS. Yen Platz
(Họa sĩ Đặng Thông Tuyến, Austria) Họa sĩ Đặng Thông Tuyến, Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội. Anh đến Áo từ năm 1989. Hàng năm, tranh của anh đã được triển lãm và bán đều đặn tại thị trường Áo, Đức, Việt Nam… Xuyên suốt các tác phẩm sơn dầu của họa sĩ là sự biến tấu từ thực đến siêu thực, giúp người xem bước sâu vào thế giới nội tâm của người phụ nữ.

       Họa sĩ Đặng Thông Tuyến, Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội. Anh đến Áo từ năm 1989. Hàng năm, tranh của anh đã được triển lãm và bán đều đặn tại thị trường Áo, Đức, Việt Nam… Xuyên suốt các tác phẩm sơn dầu của họa sĩ là sự biến tấu từ thực đến siêu thực, giúp người xem bước sâu vào thế giới nội tâm của người phụ nữ.

z3534446092099_1e9e801184664c206af1c0c5250474a4.jpg

Họa sĩ Đặng Thông Tuyến

 

- PV: Cuộc sống thời gian đầu của anh ở Áo như thế nào?

Họa sĩ Đặng Thông Tuyến: Cuối những năm 1980, tôi đã theo dòng người di cư từ Đông Đức qua Áo để chuẩn bị sang Tây Đức, nhưng khi đến thành Wien, thì nơi đây đã có một sức hút kì lạ đối với người có tính phiêu lãng như tôi. Tuy nhiên, tồn tại được ở mảnh đất này không phải là chuyện dễ dàng, tôi đã phải trải qua nhiều công việc để kiếm sống, như làm công nhân, thợ thủ công vẽ trên gốm sức, đồ trang sứ... và bây giờ là họa sĩ.

- PV: Như vậy, có thể nói là nước Áo đã giúp anh khám phá ra chính tài năng của mình, bây giờ thì anh chọn “chung thân” với tranh sơn dầu?

          Họa sĩ Đặng Thông Tuyến: Tôi tâm phục triết lý sống của người Áo: “Hạnh phúc là được làm điều mình thích”. Ai cũng chỉ được sống một lần, vậy mình sống để làm gì, nên tôi đã quyết định quay trở lại với nghề mà tôi yêu, đó là nghề “chơi màu” (Cười).

          - PV: Chúng tôi được biết anh là một trong số ít những họa sĩ nước ngoài sống được bằng nghề tại Áo. Thế nên, cái sự “chơi ra tiền” như anh, kể ra cũng không mấy ai làm được?

Họa sĩ Đặng Thông Tuyến: Áo là thị trường thẩm tranh rất khó tính. Các họa sĩ bản xứ cũng khó sống được bằng nghề này, chứ đừng nói gì đến tôi. Nhưng có lẽ, sự pha trộn giữa Á-Âu trong tranh của tôi là “điểm hút” đối với người xem châu Âu chăng?

- PV: Với tư cách là một người xem tranh amator, tôi xin mạo muội mượn ý của nhà văn Ý Alessandro Barrico, mà bày tỏ rằng, hình như “điểm hút” trong tranh của anh nằm ở những”đôi mắt không hề có vẻ phương Đông”, còn điểm “đẩy” nằm ở chỗ, bố cục một số tranh luôn nằm ở thế cân xứng?

Họa sĩ Đặng Thông Tuyến: Đôi mắt mà cô đang nói tới, đó chính là tác phẩm hoàn hảo của đời tôi! Đó chính là cô con gái đầu lòng mang hai dòng máu Áo - Việt của tôi. Tôi chỉ muốn “châm mồi” cho người xem thực hiện những “chuyến đi” từ thực đến siêu thực, để bước vào thế giới nội tâm của người phụ nữ. Còn “bố cục cân xứng” trong tranh tôi, thì tôi nghĩ rằng nó sẽ tạo được vị trí tốt nhất cho khán giả khi giao lưu với nhân vật trong tranh. Tuy nhiên, có câu “Cái đẹp nằm trong mắt người ngắm” vẫn luôn là chân lý mà (cười).

- PV: Chủ đề sáng tác xuyên suốt của anh là về trăng, hoa và đàn bà?

Họa sĩ Đặng Thông Tuyến: Người đời thường gắn cho giới nghệ sĩ cái mác là những kẻ “trăng hoa”. Đã thế thì tôi cho họ biết, thế nào là vẻ đẹp của trăng, hoa với đàn bà (cười).

z3534466125823_daa21fd232897b71ab189eaa3fc8228b.jpg

Tác phẩm của Họa sĩ Đặng Thông Tuyến

 

- PV: Cách “chơi màu” từ các nét vẽ, pha phối, chuyển gam… của anh “mượt” đến nỗi người xem không dễ nhận ra sự biến đổi ấy?

Họa sĩ Đặng Thông Tuyến: Nữ bá tước Esterhazy, lần đầu tiên khi xem triển lãm tranh của tôi ở Vienna đã nói rằng: "Tại sao đến bây giờ tôi mới biết tranh của anh nhỉ?”. Sau đó, bà ấy đã sưu tập tranh của tôi thành bộ. Còn một nữ tiến sĩ Vật lý hạt nhân thì lại nói với tôi rằng: "Cách pha, phối màu kết hợp với ánh sáng điêu luyện khiến cho các bức tranh cực kỳ nổi bật trong các phòng tranh. Bây giờ, mỗi sáng thức giấc, tôi chỉ thấy trên tường toàn là hình ảnh của họa sĩ Tuyến” (cười).

- PV: Một câu hỏi khá riêng tư, anh có thể tiết lộ về doanh thu bán tranh hàng năm?

Họa sĩ Đặng Thông Tuyến: Giống như người đi câu ấy mà, khi thuận lợi thì câu được nhiều, lúc lại chẳng được là bao. Có lần, tại một cuộc triển lãm của 9 họa sĩ nước ngoài (trong đó có hai họa sĩ người Áo) ở một thành phố cách Thủ đô Wien khoảng 200km, thì tôi là người duy nhất bán hết toàn bộ tranh, với tổng số tiền 5.000 Euro.

- PV: Anh có mặn mà với thị trường tranh ở Việt Nam không?

Họa sĩ Đặng Thông Tuyến: Một đồng nghiệp đã nói với tôi rằng: “Trong lúc thị trường tranh Việt Nam đóng băng, ông là cầu thủ giỏi thì ông vẫn cứ ghi bàn”. Thế nên, một năm đôi lần tôi vẫn “tay nải” mang tranh về bán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- PV: Giá bán tranh ở thị trường Việt Nam và châu Âu chắc là rất chênh lệch phải không thưa họa sĩ ?

Họa sĩ Đặng Thông Tuyến: Đó là một thực tế, nhưng nó đã giúp tôi sống được bằng nghề. Và tuyệt nhiên việc này không đánh đồng với việc hạ thấp chất lượng tác phẩm.

- PV: Xin cảm ơn họa sĩ.

 

Nguồn: Những mảnh ghép Quân Vương

(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)

TS. Yen Platz

Chị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.

TS. Yen Platz

ĐẤU GIÁ