Nhà sản xuất phim, Phó Chủ tịch Unifrance Eric Névé, dự đoán: “Mười năm tới sẽ bùng nổ cuộc cách mạng điện ảnh quốc tế tại Việt Nam”. Unifrance đã phối hợp với các bên liên quan để tổ chức sự kiện Toàn cảnh điện ảnh Pháp tại Việt Nam lần I, II. Tháng 10/2018 là thời điểm diễn ra sự kiện Toàn cảnh điện ảnh Pháp, Đức, Anh tại Việt Nam. Những bộ phim mới nhất ở nhiều thể loại sẽ được trình chiếu, phần nào cho thấy mối quan tâm của các nhà sản xuất điện ảnh, các nhà văn hóa quốc tế tới thị trường tiềm năng này.
- PV: Thưa ông, liệu có phải Unifrance (Tổ chức quảng bá điện ảnh Pháp ra thế giới) đang có kế hoạch thăm dò thị trường điện ảnh Việt Nam?
Nhà sản xuất điện ảnh Eric Névé: Theo tôi được biết, phim Mỹ, phim Trung Quốc đang thống trị thị trường Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra sự độc quyền, không công bằng cho khán giả. Tôi biết khán giả rất rộng mở, tiếp nhận nhiều thể loại phim khác nhau. Vì thế, điện ảnh Pháp đến Việt Nam là để cạnh tranh lành mạnh, phá thế độc quyền, nhằm mang lại cho khán giả những thưởng thức điện ảnh mới lạ, nhiều hấp dẫn. Chúng tôi cũng rất rộng mở, chấp nhận nhiều nhà làm phim quốc tế sẽ cùng đến Việt Nam để tìm kiếm thị phần trong tương lai. Mười năm tới sẽ bùng nổ cuộc cách mạng điện ảnh quốc tế đến Việt Nam. Việc chúng tôi lên kế hoạch “chu đáo” từ bây giờ, chứng tỏ là chúng tôi không có gì phải lo ngại.
- PV: Chiến lược cụ thể của Unifrance?
Nhà sản xuất điện ảnh Eric Névé: Thâm nhập thị trường điện ảnh Việt Nam, không chỉ là nhiệm vụ của riêng Unifrance, mà là công việc của toàn thể các cơ quan, các nhà hoạch định chính sách chuyên môn điện ảnh Pháp, cùng phối hợp làm việc. Trong đó, Unifrance có hai nhiệm vụ chính là: Đưa những bộ phim Pháp mới nhất đến thị trường Việt Nam; Hợp tác với các nhà làm phim Việt Nam để sản xuất những bộ phim đồng tác giả. Chúng tôi mong muốn một chiến lược lâu dài là được sản xuất, tài trợ cho những bộ phim của các nhà biên kịch, đạo diễn Việt Nam.
Nhà sản xuất phim, Phó Chủ tịch Unifrance Eric Névé (thứ nhất, bìa phải)
- PV: Các tiêu chuẩn của kịch bản sẽ được Unifrance lựa chọn tài trợ?
Nhà sản xuất điện ảnh Eric Névé: Unifrance không có một công thức cụ thể như Mỹ đã làm. Điều chúng tôi quan tâm nhất, đó là, kịch bản tốt, thứ đến là nhà biên kịch tài năng (chắc chắn sẽ làm hài lòng khán giả) và sau cùng, tất yếu là sẽ gặt hái được hiệu quả kinh tế. Thông thường khi làm việc với các nhà biên kịch, tôi sẽ nhận ra họ có phải là một tài năng hay không, và sau đó thì nhận định của tôi đã được khẳng định bởi khán giả. Tài năng điện ảnh được thể hiện ở chỗ tác giả có thể vừa làm phim tác giả, đồng thời vừa làm phim công chúng (phim chất lượng cao, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế lớn). Đây là sự khác biệt rõ ràng so với phim Mỹ. Những tài năng phim Mỹ thì hoặc là họ làm phim chất lượng cao, hoặc là họ làm phim mang tính thương mại chứ không có sự kết hợp này.
- PV: Thời gian qua, các tác phẩm của nhà văn Marc Levy đã được hàng triệu khán giả Việt Nam chào đón, việc này liệu có gợi ý “một đường đi tắt” cho Unifrance vào thị trường điện ảnh Việt Nam?
Nhà sản xuất điện ảnh Eric Névé: Một cuốn tiểu thuyết của Marc Levy đã được dựng thành phim. Bộ phim này sẽ đến Việt Nam trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng sẽ gặt hái được sự thành công. Có thể, sau đây các cuốn tiểu thuyết của ông ấy sẽ được các nhà làm phim Pháp tiếp tục sản xuất và trình làng khán giả Việt Nam.
- PV: Chúng tôi được biết Unifrance đã phát hiện và tạo điều kiện cho nữ diễn viên người Pháp gốc Việt Phạm Linh Đan tỏa sáng và đoạt giải Césan. Sau cô ấy, Unifrance đã phát hiện và bồi dưỡng thêm những tài năng Việt nào?
Nhà sản xuất điện ảnh Eric Névé: Có nhiều diễn viên, đạo diễn đã được Unifrance phát hiện và bồi dưỡng, ví dụ như đạo diễn Kim (người Pháp gốc Việt) đã được đào tạo và hỗ trợ sản xuất bộ phim “Quỷ”. Diễn viên chính trong phim cũng là người Việt. Hiện nay, bộ phim này đang dần nổi tiếng ở Pháp. Chúng tôi hy vọng, trong thời gian tới khán giả Việt Nam không chỉ được xem bộ phim này mà sẽ đón nhận nhiều bộ phim tiếp theo của đạo diễn Kim, do Unifrance giúp đỡ. Báo chí Pháp đã đánh giá rằng “nhiều diễn viên, đạo diễn gốc Việt đang dần nổi tiếng dưới sự phát hiện của Unifrance”.
Liệu tôi có thể hỏi cô vài câu được không, cô đã xem bộ phim “Nữ điệp viên” do tôi sản xuất chưa?
- PV: Thưa ông, vâng, tôi đã may mắn được xem bộ phim đó.
Nhà sản xuất điện ảnh Eric Névé: Nó có hay không?
- PV: Tôi đánh giá cao bộ phim “Nữ điệp viên” thưa ông, và tôi muốn nói thêm là theo quan sát cá nhân, tôi thấy rằng bộ phim này đã chiếm trọn tình cảm của khán giả Việt Nam. Ông có thể cho biết là bộ phim đã gặt hái được những thành công nào tại Pháp và trên thế giới?
Nhà sản xuất điện ảnh Eric Névé: Lý do khán giả yêu thích bộ phim này, theo tôi có ba lý do: Chủ đề; Dàn diễn viên chính là những phụ nữ xinh đẹp; Có sự diễn xuất của nữ minh tinh màn bạc. “Nữ điệp viên” rất nổi tiếng tại Pháp. Bộ phim này cũng đã được bán cho 25 nước trên thế giới.
- PV: Sản xuất những bộ phim hành động, bi-hài kịch như “Đội đặc nhiệm”, “Nữ điệp viên”... phải chăng là thế mạnh của ông? Những giải thưởng điện ảnh của ông?
Nhà sản xuất điện ảnh Eric Névé: Tôi không thuộc thế hệ các đạo diễn Pháp trước đây thường làm phim hành động. Phim hành động của tôi không chỉ đơn thuần là những phim đánh nhau, chém giết mà thường là những bộ phim mang nhiều giá trị nghệ thuật. Những bộ phim được giải thưởng ở Pháp thường là những bộ phim tác giả. Tôi thường làm những bộ phim để gặp gỡ khán giả hơn là những bộ phim tác giả. Vì vậy, tôi không có nhiều giải thưởng. Cũng như Marc Levy, ông ấy có rất nhiều khán giả nhưng không có giải thưởng.
- PV: Theo chúng tôi được biết, đã có một số dự án do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam phối hợp với Hội Điện ảnh Việt Nam để đào tạo các đạo diễn, biên kịch trong lĩnh vực phim hài cho Việt Nam, nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa có nhiều bộ phim hài có giá trị lớn cả về mặt nghệ thuật và thương mại, điều này liệu có là một sự đầu tư “lỗ vốn” không thưa ông?
Nhà sản xuất điện ảnh Eric Névé: Unifrance không cho đó là sự đầu tư “lỗ vốn”. Chúng tôi chỉ mất một chút thời gian đến Việt Nam và tìm thấy ở đây những niềm vui, những dự án đồng hợp tác trong tương lai.
- PV: Thưa ông sự kiện “Toàn cảnh điện ảnh Pháp lần II tại Việt Nam” năm nay có gì khác so với lần I ?
Nhà sản xuất điện ảnh Eric Névé: Sau “Toàn cảnh điện ảnh Pháp lần I”, thì Pháp đã có nhiều kế hoạch để quảng bá những bộ phim mới tại Việt Nam, nhưng chưa thực sự thành công. Qua đó, Pháp đã ý thức phần nào về cách tiếp nhận phim quốc tế của khán giả Việt Nam. Khán giả Việt Nam không chỉ muốn thưởng thức điện ảnh theo kiểu Mỹ mà họ cần những sự tiếp nhận mới, tinh tế. Cách mới đó là gì thì chính chúng tôi cũng đang đi tìm câu trả lời. Chúng tôi sẽ tìm cho ra cách tiếp cận hiệu quả nhất tới khán giả Việt Nam. “Toàn cảnh điện ảnh Pháp lần II tại Việt Nam” lần này, Unifrance khiêm tốn mang đến sáu bộ phim mới, ở các thể loại: phim hành động, bi kịch, hoạt hình, hài kịch, nhằm thăm dò thị hiếu và phản ứng của khán giả Việt Nam. Sau đó, chúng tôi sẽ lên kế hoạch cụ thể. Lợi thế của điện ảnh Pháp là sự đa dạng về thể loại. Hãy tin là chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn những bộ phim hay nhất, hợp gu nhất. Trong tương lai, Unifrance sẽ tiếp tục đến Việt Nam để tổ chức nhiều cuộc toàn cảnh điện ảnh Pháp tiếp theo.
TIN LIÊN QUAN
Nhà họ ở cạnh nhau, cùng một gióng đất. Mọi người bảo cái đất ấy không lành, có lẽ vì thế mà số phận của họ dường như đã được định sẵn nên giống nhau đến thế. Hai gian nhà cấp bốn xây gần giống nhau, cùng đi chung một ngõ. Những người chủ của hai gia đình ấy cũng có cái nếp sinh hoạt giống nhau. Sáng sáng , cứ tầm sáu rưỡi là hai đứa trẻ lao ra cửa, í ới gọi nhau rồi tíu tít cùng nhau đi học. Hai người đàn bà lịch kịch khoá cửa, họ chào nhau, nói đôi ba câu rồi mỗi người đi mỗi ngả lo việc kiếm tiền . Chiều chiều , hai đứa trẻ xách hai cái bếp than ra đầu ngõ nhóm bếp, đợi mẹ đi chợ về . Nhà nào việc nấy xong xuôi, đến khi hai đứa trẻ ngồi vào bàn học bài thì hai bà mẹ mới có thời gian trò chuyện với nhau. Hầu như tối nào họ cũng phải trò chuyện một lúc. Họ kể cho nhau nghe những chuyện họ trải qua cả ngày hôm đó, có những chuyện khác thường, nhưng cũng có những chuyện chẳng có gì đặc biệt cả, ấy thế mà họ vẫn kể một cách say sưa và đầy hứng thú.
TS. Yen PlatzXEM NHIỀU NHẤT
(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)
TS. Yen PlatzChị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.
TS. Yen Platz
BÌNH LUẬN