“Việt Nam đã thức tỉnh lương tâm tôi. Việt Nam đã chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim của tôi. Việt Nam là tấm gương cho nhân dân thế giới trong suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Một nền văn hoá tinh tế. Địa lý thiên nhiên độc đáo và gợi cảm. Lòng kiên trì và sự giản dị của con người trong cuộc sống thời bình”, họa sĩ Alberto Corazon.
Một trong 30 tác phẩm của họa sĩ Alberto Corazon trưng bày tại Việt Nam
Họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà thiết kế Alberto Corazon sinh năm 1942 tại Madrid, Tây Ban Nha. Năm 1960 - 1965 ông đã theo học đại học, ngành Xã hội học và Khoa học Kinh tế Tây Ban Nha. Sau khi tốt nghiệp, ông và một nhóm bạn đã thành lập Nhà xuất bản Khoa học Mới để theo đuổi chuyên ngành thiết kế. Vào thời điểm đó, ông cũng có những triển lãm đầu tiên của riêng mình ở Turin và Milan.
Ngay từ lúc khởi nghiệp, Corazon đã thực hiện hai công việc cùng một lúc, đó là, vừa sáng tạo nghệ thuật, vừa hoạt động chuyên môn. Đầu tiên ông hoạt động trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và sau đó là trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp. Ở Tây Ban Nha, họa sĩ Corazon được coi là một trong những nhân vật đổi mới có tiếng nhất trong lĩnh vực này. Ông thường xuyên áp dụng phương pháp “chuyển giao” giữa nghiên cứu học thuật và sáng tạo nghệ thuật. Các tác phẩm của ông mang đậm chất suy tư, chính xác và sự hiểu biết toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Trong nửa đầu thập niên 70, họa sĩ Corazon đã triển khai một loạt công trình thực nghiệm, liên quan đến việc nhân hình ảnh được tạo ra từ xã hội truyền thông mới, dựa trên các cơ hội mới về nhân bản cơ học. Xuất phát từ những miêu tả hình ảnh từ các tác phẩm nghệ thuật cổ, trên các phương tiện thông tin đại chúng, Corazon đã tái tạo lại chúng bằng một ngôn ngữ đặc biệt. Ông đã thực hiện các công trình này trong phòng thí nghiệm. Ông chú trọng đến những đường ngang, đường thẳng và những tương phản âm bản, dương bản, rồi đưa thêm vào đó những đoạn chữ, ảnh, dấu, ký hiệu... Corazon đã có những đóng góp cho nền văn hóa Tây Ban Nha trong thời kỳ Francos. Không chỉ đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật mà ông còn có công trong việc đưa ra những sáng kiến về biên tập, xuất bản và phổ biến kiến thức gắn liền với các thực nghiệm mới. Các tác phẩm đồ họa độc đáo của ông đã áp dụng các công thức ngôn ngữ và khái niệm, nhằm tuyên truyền các nội dung nhân đạo, xã hội, chính trị tiến bộ... các hình thức biểu hiện chưa từng được biết tới ở Tây Ban Nha. Những nỗ lực của Corazon là nhằm góp phần vào việc xây dựng một xã hội hiện đại, cởi mở và dân chủ cho quê hương.
Trong tâm khảm người nghệ sĩ tài ba ấy đã luôn trăn trở một vấn đề của bản thể: “Chúng ta dù có sống trong những môi trường văn hoá khác nhau, xã hội khác nhau, truyền thống dân tộc khác nhau… nhưng đều có chung những câu hỏi rằng: “Cuộc đời là gì ?” “Điều kiện làm người là gì ?” và mỗi người có những câu trả lời khác nhau...”.
Những năm 1980 được coi là bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của Corazon. Ông khép lại cuộc khủng hoảng về khái niệm và lui về với chuyên môn thiết kế đồ họa.
Năm 1992, Corazon quay trở lại giới tạo hình với triển lãm “Những chiến lược của nhà địa chính”, kết hợp giữa điêu khắc và hội họa. Ông đã phát triển chúng lên thành hội họa biểu tượng, mang nguồn gốc biểu hiện, dựa trên các nét vạch của các hình sơ đồ và nguyên thủy. Các tác phẩm của ông là sự tiếp nối các vấn đề mà ông đã đặt ra về việc cảm nhận và miêu tả trước đó. Đồng thời, trong khuôn khổ của hội họa bác học, ông đã đề cập đến những vấn đề về bố cục, liên quan chặt chẽ đến sự miêu tả của bản sắc và chủng loại.
Những bức tĩnh vật gần đây nhất của Corazon thể hiện một phong cách hội họa phong phú về màu sắc và khoáng đạt trong bố cục. Tác phẩm “Địa Trung Hải và Người ham khoái lạc” đã đề cập đến việc tạo ra một không gian hoàn toàn dành cho bích họa, nó phù hợp với hội họa - hội hoạ…
Corazon là nhà tiên phong trong trào lưu nghệ thuật khái niệm của Tây Ban Nha. Ông đã được Viện Nghệ thuật hiện đại Valencia (IVAM) chọn và giới thiệu đến công chúng Việt Nam. 30 tác phẩm khái niệm, hội họa và điêu khắc (1968-2008) chọn lọc của ông đã được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (tháng 4, 5/2009).
Tại buổi khai mạc họa sĩ Corazon xúc động chia sẻ: “Việt Nam đã thức tỉnh lương tâm tôi. Việt Nam đã chiếm một vị trí quan trọng trong trí tưởng tượng của tôi. Việt Nam là tấm gương cho nhân dân thế giới trong suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Một nền văn hoá tinh tế. Địa lý thiên nhiên độc đáo và gợi cảm. Lòng kiên trì và sự giản dị của con người trong cuộc sống thời bình…”. Những dấu ấn đó đã hiện lên trong nhiều tác phẩm hội họa của Corazon. Ông đã mang đến Việt Nam những “cuộc đối thoại” bằng các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc và khái niệm, tiêu biểu của từng thời kì trong sự nghiệp sáng tác của mình.
Hoạ sĩ Đào Anh Khánh nhận xét: “Các tác phẩm của Corazon mang phong cách nghệ thuật châu Âu đặc trưng. Phong cách này còn xa lạ với gu thẩm mỹ, thưởng thức và khái niệm nghệ thuật của công chúng Việt Nam. Vì thế, chúng ta nên tiếp nhận, học hỏi và bắt nhịp với nghệ thuật thế giới nếu không muốn bị lạc hậu”.
TIN LIÊN QUAN
XEM NHIỀU NHẤT
(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)
TS. Yen PlatzChị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.
TS. Yen Platz
BÌNH LUẬN