Võ sư Nguyễn Hồng Chương (ngồi giữa) cùng các VĐV
Võ sư Nguyễn Hồng Chương, sinh năm 1970, tại tỉnh Sóc Trăng. Anh sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi, ông nội làm quan cho Triều đình Vua Bảo Đại cuối cùng, bố là võ sư môn võ cổ truyền. Từ nhỏ, anh đã được bố dạy làm quen với khí công, nội công, ngoại công. Do cuộc sống mưu sinh bố phải đi làm xa nên đã truyền lại cho các bác, các chú, sau này họ tiếp tục truyền dạy cho anh. Mẹ anh mất sớm, bố đi xa rồi cũng qua đời (mà anh không được biết).
Lên 8 tuổi, anh đã được các chú, bác cho tập môn Thiếu Lâm Tự, Thái Cực Quyền, Bạch Hạc. Thầy Lê Văn Kiện (Hội trưởng Võ Cổ Truyền Việt Nam, lúc bấy giờ) là một trong những người đã truyền thụ cho anh các bí quyết và độc chiêu võ thuật. Bây giờ, trong ký ức, anh vẫn còn nhớ như in những năm tháng tuổi thơ khổ luyện: phải xuống tấn đứng bất động hàng giờ dưới vực sâu, phải đứng thăng bằng trên khúc cây hàng tiếng đồng hồ, phải cắm đầu xuống đất hàng giờ... Ngôi nhà của anh như một trận địa, từ giường ngủ, đến cửa sổ, cửa ra vào, xà nhà, ngoài sân, ngoài cổng... đều có những vật chắn, vật cản trở, buộc anh phải phản xạ nhanh, hoặc là phải chịu đòn. Trên tường nhà, những mảnh giấy ghi chú “phải tập luyện, phải tập luyện, phải tập luyện” được dán ở khắp nơi... anh phải tuân thủ một chế độ tập luyện khắc nghiệt, từ tập thở đến điều hoà dưỡng sinh cơ thể, rồi mới đến tập quyền và cước... Khi anh phải cố gắng để đứng bất động hàng giờ đồng hồ thì những đứa trẻ khác đang chạy đi thả diều, khi anh phải cố gắng công phá gạch thì bàn tay anh mới chỉ bé và non như chiếc lá mít... Anh không có tuổi thơ như chúng bạn. Tôi cũng là người đam mê và tự luyện võ từ nhỏ nên tôi hiểu những cơ cực ấy.
Từ nhỏ đến lớn, anh chưa một lần ốm đau, bệnh tật, chưa một lần phải dùng thuốc. Anh có dáng người cao, to. Năm 17 tuổi, thấy môn võ Taekwondo là môn ngoại công, có sức mạnh ưu việt nên anh đã tham gia tập luyện từ đó đến nay. Nhân dịp Giải Taekwondo Quốc tế tại Hà Nội (10/2005), Ban tổ chức (BTC) đã đề nghị anh biểu diễn một tiết mục, mặc dù không được thông báo và chuẩn bị trước nhưng anh cũng nhận lời: các võ sinh mang đến cho anh 3 cây mía, anh chọn một cây và chặt lấy một đoạn dài chừng 1 mét, tiếp theo, buộc hai sợi chỉ vào hai đầu khúc mía và treo lên hai lưỡi dao sắc. Nhưng hai sợi chỉ bị đứt liên tục, phải mất 10 phút sau anh mới treo thành công. Cả nhà thi đấu hồi hộp theo dõi, anh vận công, rồi dùng cạnh bàn tay chặt khúc mía. Nhát cắt sắc lẹm đã cắt đôi khúc mía, trong khi sợi chỉ không hề đứt. Một số khán giả và BTC đã kiểm tra, xác nhận việc đó. Các võ sư Hàn Quốc hết sức kinh ngạc vì nội công của anh.
Tiết mục biểu diễn trên Chương trình những chuyện lạ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam (7/2005), anh đã dùng một ngón tay để đẩy một chiếc xe 7 chỗ với trọng lượng là 1,7 tấn, di chuyển trên đường nhựa, trước sự chứng kiến của đông đảo khán giả tại chỗ và khán giả xem qua truyền hình. Để làm được điều đó, lúc đầu anh đã phải thường xuyên luyện tập bằng cách đẩy các băng xe đá, nhưng thấy vẫn nhẹ quá nên anh đã tập luyện với việc đẩy những chiếc xe ô tô. Một tiết mục khác anh hay biểu diễn, đó là, đứng thăng bằng trên giấy. Anh kê hai chiếc ghế nhựa, cách xa nhau khoảng chừng vài chục phân (khoảng trống), dùng một tờ giấy A4 đặt bắc ngang (như cây cầu), rồi đứng trên tờ giấy đó được 3 phút 38 giây. Anh cao 1m80, nặng 90 kg, khi biểu diễn anh phải làm mất trọng tâm cơ thể, phía ngoài bất động, nhưng bên trong thì chuyển động rất mạnh để chia trọng lượng cơ thể, phân tán đi các nơi như tay, chân đầu... không cho trọng lượng xuống dồn xuống chân. Việc này, giống như các võ sĩ đã dùng khinh công để đi trên mặt nước, trong những phim kiếm hiệp của Kim Dung.
Môn võ Taekwondo chủ yếu sử dụng đòn chân, nên anh đã luyện được đôi chân cứng như đá. Anh có thể dùng đòn đá chẻ để công phá vỡ năm mươi cây nước đá to (được kê cao ngang đầu) chỉ trong vòng một phút. Đối thủ nào mà bị một đòn đá của anh thì knockdown ngay lập tức. Ngoài ra, anh cũng đã luyện được một đôi tay cứng như thép. Một tay anh cầm micro để nói chuyện, tay kia thả lỏng, mời 4 người kéo để gập tay anh lại, nhưng họ không thể kéo được. Anh có thể ngâm mình trong bể nước đá khoảng một giờ đồng hồ, hoặc dùng dây treo cổ lên xà nhà trong vòng hai tiếng... Khi tôi hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong luyện tập thì anh kể, đó là: đó là lần tôi tập dùng ngón tay trỏ để đâm thủng những viên ngói, ngày đầu tiên tôi đâm một viên, ngày thứ hai hai viên... và bảy năm sau, tôi tăng lên mười viên, nhưng khi đâm vỡ được chồng ngói thì tay tôi cũng bị rách toạc, chảy rất nhiều máu. Phải rất lâu sau tay tôi mới khỏi và mới có thể tập luyện lại tiết mục này. Anh đã tập luyện khổ cực suốt ba mươi mốt năm, với biết bao mồ hôi, máu và nước mắt, có 19 tiết mục kỳ lạ khiến người xem phải đứng tim.
Anh sống một mình với quan niệm, võ thuật là “bạn tri âm”, vận động viên là những đứa con. Anh đã áp dụng các phương pháp rèn luyện nghiệt ngã của mình cho các vận động viên, khiến chúng bị ngất xỉu nhiều lần. Nhưng chính vì sự khổ luyện ấy, đã giúp các em đạt được nhiều thành tích trong thi đấu. Ngoài việc huấn luyện Đội tuyển Taekwondo Sóc Trăng, anh còn làm cho Công ty Thuỷ sản Sóc Trăng. Đặc biệt, nhiều người dân Sóc Trăng biết đến anh - một võ sư uyên thâm, chuyên chữa bệnh (bấm huyệt, châm cứu) miễn phí giúp người nghèo.
Anh khuyên tôi nên học thêm cách công phá không điểm tựa, như: gấp tờ báo làm hai lần, thả rơi, rồi đấm xuyên qua nó, hay dùng cạnh bàn tay chặt cổ chai sao cho phần dưới thân chai vẫn đứng nguyên... Anh có học trò trên khắp cả nước và thường hướng dẫn họ tập luyện qua điện thoại. Anh là người bản lĩnh, điềm đạm, hiền lành và nguyên sơ...
TIN LIÊN QUAN
Năm 1985, nhạc sĩ Đặng Ngọc Long được cử sang du học tại Nhạc viện Hanns Eisler Berlin, CHLB Đức. Năm 1987 ông đoạt giải thưởng đặc biệt của Cuộc thi Guitar quốc tế Heitor Villa Lobos tại Hungagry. Đồng thời, ông cũng đã đạt các giải thưởng guitar quốc tế trong 3 năm liên tiếp. Ông vinh dự là người nước ngoài đầu tiên làm Hiệu trưởng trường Âm nhạc Berlin-Gesundbrunnen, Đức (2004). Năm 2009 ông được phong hàm giáo sư và được mời giảng dạy tại Đại học quốc tế Kirgikixtan. Nhiều trường âm nhạc trên thế giới cũng phong ông hàm giáo sư danh dự. Ông đã cùng các nghệ sĩ guitar cổ điển nước ngoài đưa các điệu khúc dân gian Việt Nam như Bèo dạt mây trôi, Giận mà thương, Ru con, Núi rừng Tây Nguyên… đi khắp thế giới.
TS. Yen PlatzXEM NHIỀU NHẤT
(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)
TS. Yen PlatzChị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.
TS. Yen Platz
BÌNH LUẬN