Ngày 19-3-2022, tác giả Isabelle Müller đã có buổi giao lưu để giới thiệu tác phẩm “Con gái của chim Phượng hoàng - Hy vọng là con đường của tôi”, đồng thời trao đổi và chia sẻ thân tình cùng các bạn độc giả. Buổi giao lưu được tổ chức tại Sân khấu chính Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Văn Bình, Quận 1.
“Con gái của chim Phượng hoàng - Hy vọng là con đường của tôi” của Isabelle Müller kể lại câu chuyện về một người phụ nữ xuất chúng, người phụ nữ có dòng máu Việt đang chảy trong huyết quản, người không cho phép bản thân bị bất hạnh lấn át, đã vươn lên làm chủ cuộc đời mình và cuối cùng - bất chấp mọi ràng buộc của số phận – trở thành một doanh nhân thành đạt ở Đức.
Với phương châm sống đầy thách thức “Từ mỗi hòn đá họ ném xuống trước chân chúng ta, chúng ta sẽ xây nên một con đường”, có thể trong những hoàn cảnh mà người khác sẽ gục ngã, thì Isabelle đã không bỏ cuộc. Bà là con út của một người mẹ Việt Nam và một người bố Pháp, lớn lên ở một làng quê Pháp nghèo khó, tù túng. Tuy có một người bố tàn bạo và môi trường sống mang nặng tinh thần phân biệt chủng tộc, nhưng Isabelle đã được thừa hưởng nghị lực sống và dũng khí hướng về tương lai từ người mẹ Việt Nam của mình.
Buổi gia lưu của tác giả Isabelle Müller với khán giả tại đường sách Tp HCM
Câu chuyện của Isabelle Müller không chỉ nói về việc tìm kiếm hạnh phúc mà còn về con đường để tìm thấy nó. Đó là việc biến bất hạnh thành hạnh phúc, là học cách biến vòng xoáy tiêu cực thành vòng xoáy tích cực. Cho dù bà “chắc chắn đã trải qua những điều tồi tệ, bao gồm lạm dụng tình dục, khủng bố tâm lý, kiệt sức, bị loại trừ, phân biệt đối xử, nghèo đói, phản bội”, nhưng đổi lại, bà luôn tự nhủ: “Tôi cũng đã trải qua tình yêu đích thực, sự ấm áp, tình cảm, sự động viên, sẵn sàng giúp đỡ, sự đồng cảm, tình bạn, may mắn và hạnh phúc. Và tôi được phép sống khỏe mạnh ở đây trên trái đất và tận hưởng cuộc sống này.” Có thể thấy, dù đã trải qua những năm tháng tồi tệ nhất, bị chính người thân của mình lạm dụng tình dục, phải chịu đựng, phải câm nín, không thể nói với một ai, sống trong nỗi tuyệt vọng nhiều năm trời… đó là nỗi đau tột cùng mà Isabelle phải gánh chịu; thế nhưng cô đã không đầu hàng nghịch cảnh, cố gắng vươn lên và truyền cảm hứng cho mọi người. Tác giả khuyến khích các nạn nhân của bạo lực tình dục phá vỡ sự
im lặng của họ để phá vỡ sức mạnh của thủ phạm. Trong ba năm rưỡi, Isabelle Müller đã diễn thuyết 150 lần ở 8 tiểu bang liên bang trước khán giả, là khách mời trên tivi và đài phát thanh, và được mời đến Tổng thống Liên bang vì cam kết của cô.
Câu chuyện về cuộc đời của Isabelle Müller mang đến cho người đọc nhiều sức mạnh, hy vọng, nghị lực sống tích cực và dũng khí cho tất cả mọi người, đặc biệt là những cô gái từng bị lạm dụng tình dục, bị phân biệt đối xử. Nó sẽ khuyến khích mọi người đặt câu hỏi nhiều lần về những điều trong cuộc sống và bản thân để chinh phục nỗi sợ hãi của chính mình, tin vào những giấc mơ của một người, đặc biệt là khi chúng được cho là không thể tiếp cận được với người khác, phát triển sự tự tin của bản thân. Và dù rằng trải qua bao biến cố, khổ nạn, nhưng Isabelle vẫn lạc quan, tích cực với những gì bà đã và đang xây dựng được, “Với sự tức giận và lòng hận thù ta phá bỏ mọi thứ, nhưng với đức kiên nhẫn và tình yêu ta có thể xây dựng một ngôi đền từ hư vô.” Điều này cũng ngụ ý đến sự tha thứ. Sức mạnh của sự tha thứ có thể làm nên những điều kỳ diệu, “thái độ sống làm nên tất cả”. Nỗi đau có thể là vĩnh hằng, là vết sẹo hằn sâu trong tim, nhưng sự tha thứ lại
là quyết định giải thoát, cứu rỗi cho cả ta và người.
Tác giả Isabelle Müller cùng một số đọc giả tại buổi giao lưu
Isabelle Müller sinh ngày 25/5/1964 tại Tours (Pháp), là con út trong gia đình có 5 người con. Mẹ cô là người Việt Nam và bố là người Pháp, lớn lên trong điều kiện nghèo khó ở một ngôi làng nhỏ nước Pháp. Sau khi tốt nghiệp trung học,cô theo học ngôn ngữ (Đức, Anh và Nga) tại Đại học Francois Rabelais (Tours, Pháp) và tại Trung tâm d´Etudes Pratiques de Langes Vivantes (Tours, Pháp). Từ năm 1985, cô làm việc tại Đức với tư cách là thông dịch viên và phiên dịch. Cùng với mẹ là bà Đậu Thị Cúc (tự là Loan), Isabelle Müller có những chuyến đi sang Đông Nam Á vào những năm 1990 để tìm hiểu về cội nguồn Việt Nam của mình.
Tháng 5 năm 2016, tác giả đã thành lập Quỹ từ thiện LOAN Stiftung, chuyên thực hiện các dự án giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số ở những vùng núi nghèo nhất của miền Bắc Việt Nam. Toàn bộ số tiền nhận được từ bản quyền sách, tác giả sẽ tặng 100% cho Quỹ LOAN (LOAN Stiftung) để giúp cho trẻ em nghèo Việt Nam có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cuốn sách sẽ được phát hành tại Đức, châu Âu, Canada, Mỹ tại TIỆM SÁCH VUI VẺ. Ngoài ra, hệ thống TIỆM SÁCH VUI VẺ cũng quyết định trích một phần lợi nhuận từ việc bán cuốn sách này để trao tặng lại cho quỹ LOAN (LOAN Sitftung) do Isabelle sáng lập để giúp đỡ trẻ em nghèo tại Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
Người đàn bà ấy tên Xuân, là người Việt Nam, được A Lỷ mua về làm vợ với giá một nghìn nhân dân tệ. Người trong thôn hầu như chỉ biết có từng ấy thông tin về Xuân. Những người sống ở cái thôn hẻo lánh vùng biên giới này mười lăm năm nay chưa từng thấy Xuân ra khỏi thôn bao giờ, cũng chả mấy khi thấy người đàn bà ấy giao tiếp với người khác. Do ngôn ngữ bất đồng chỉ là phần nhỏ, phần lớn là do người đàn bà ấy có vẻ ngây ngô chứ không khôn ngoan như những người bình thường khác. Ngày này qua tháng khác, người ta chỉ thấy Xuân lầm lụi làm ruộng vườn và quanh quẩn với việc nhà.
WAJXEM NHIỀU NHẤT
(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)
TS. Yen PlatzChị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.
TS. Yen Platz
BÌNH LUẬN