Tổng Giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi (thứ năm từ phải sang), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt (thứ tư từ phải sang), TS. Trần Chí Thành (thứ sáu từ phải sang) và Iãnh đạo các nước tại IAEA tại Vienna (9/2022) (Ảnh.WAJ)
(WAJ). Đại hội IAEA lần thứ 66 đã trao đổi, chia sẻ, bàn luận xoay quanh các vấn đề: vai trò của IAEA trong phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ và ứng dụng hạt nhân thông qua các chương trình hợp tác kỹ thuật của IAEA; nâng cao hiệu quả của các hoạt động thanh sát hạt nhân; đảm bảo an toàn và an ninh hạt nhân trên toàn cầu. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và các chuyên gia Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tham dự và có những ý kiến đóng góp quan trọng cho kỳ họp này. Việt Nam hiện đang giữ vai trò là Chủ tịch Hội nghị các nước thành viên Hiệp định hợp tác về nghiên cứu, phát triển và đào tạo khoa học và công nghệ hạt nhân (RCA), nhiệm kỳ 2022-2023. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này và những đóng góp trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng năng lượng nguyên tử của Việt Nam đối với khu vực và IAEA, phóng viên WAJ đã có cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng cũng như có cuộc phỏng vấn sâu với Chuyên gia, TS. Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
WAJ: Thưa Tiến sĩ Việt Nam hiện là Chủ tịch Hội nghị các nước thành viên Hiệp định hợp tác về nghiên cứu, phát triển và đào tạo khoa học và công nghệ hạt nhân (RCA), nhiệm kỳ 2022-2023, xin ông cho biết những công việc trọng yếu của giai đoạn này?
TS. Trần Chí Thành: Hợp tác ASEAN 55 năm qua bắt đầu từ giai đoạn 4 nước 1972. Hợp tác này đã được 55 năm và hiện nay số lượng các nước tham gia gần đây là 22 nước. Khu vực châu Á Thái Bình Dương là khu vực đặc biệt khi mà lĩnh vực công nghệ hạt nhân vẫn chưa phát triển bằng châu Âu, châu Mỹ nên việc thúc đẩy hợp tác đưa khoa học công nghệ vào trong nguồn đấy là trong những nhiệm vụ quan trọng. Trong những năm vừa qua ta sẽ tập trung vào các vấn đề. Khi ta đưa khoa học công nghệ hạt nhân vào thì các nước chưa biết về nguồn hạt nhân đó hoặc đã biết nhưng ở mức độ còn thấp. Vì vậy phải tăng cường, thúc đẩy khoa học công nghệ hạt nhân vào trong cuộc sống, có 3 lĩnh vực trong 50 năm qua người ta đã làm. Đó là lĩnh vực y học hạt nhân, kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, và môi trường đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực. Bắt đầu mở các khóa đào tạo về kỹ thuật chuyên về lĩnh vực công nghệ hạt nhân, kỹ thuật đánh giá không phá hủy, và các khoa học hạt nhân mà các nước chưa có hoặc đang yếu kém sau đó mời chuyên gia các nước khác về, bắt đầu các hợp tác và hình thành các dự án nhân dân để lôi kéo các nước khác cùng nhau thực hiện. 50 năm tiếp theo cần thúc đẩy các kế hoạch để tăng cường phát triển khoa học công nghệ hạt nhân và đưa hợp tác khu vực lên tầm cao mới và phải nghĩ ra các công việc cụ thể, lớn hơn thúc đẩy mạnh mẽ phát triển, cũng giống như giai đoạn trước thôi nhưng tầm và cách xử lý cũng sẽ khác như sử dụng kinh phí hiện có và thu hút các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ các dự án để đào tạo nguồn nhân lực.
Với vai trò là một nước Chủ tịch trong giai đoạn năm vừa rồi, chúng tôi cố gắng bắt đầu cùng nhau thống nhất việc hợp tác với nhau và nghĩ ra những việc để làm từ năm đến năm sau chuyển qua một giai đoạn mới, một trong những công việc đấy là hình thành các nguồn học bổng về đào tạo nguồn nhân lực. Học bổng này sẽ cung cấp cho những người Thạc sĩ, sau đó là Tiến sĩ cho những khu vực. Với vai trò là Chủ tịch thì nên bao giờ mình cũng phải là người tổ chức các sự kiện, điều phối các sự kiện trong việc hợp tác chung với các nước nhằm đánh giá những dự án vừa qua, hình thành các dự án mới trong đó có việc hình thành các học bổng và ý tưởng đó xuất phát từ IAEA. Chúng ta có nguồn kinh phí và sẽ có đóng góp của các nước khác nữa. IAEA cùng với Việt Nam, Thái Lan, các nước Chủ tịch năm trước cũng như là năm sau phải bàn bạc để đưa việc đó vào.
Phỏng vấn TS. Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tại trụ sở Liên hợp quốc tại Vienna (Ảnh.WAJ)
WAJ: Chương trình Hợp tác kỹ thuật (TC) giai đoạn 2022-2023 mà IAEA đã xây dựng và đề xuất 5 dự án hợp tác với Việt Nam, tập trung trong các lĩnh vực như: ứng phó dịch bệnh, điều trị ung thư, phát triển nông nghiệp bền vững, đẩy mạnh an toàn, an ninh và ứng phó với sự cố hạt nhân sẽ giúp đỡ Việt Nam như thế nào thưa Bộ trưởng?
TS. Trần Chí Thành: Đối với Việt Nam, lĩnh vực khoa học hạt nhân cũng đã là quen rồi và chúng ta cũng có một lực lượng hạt nhân rất là hùng mạnh và cũng phát triển ứng dụng dao động lượng tử từ rất là nhiều năm rồi. Trong vòng 20 năm vừa rồi, Việt Nam cũng phát triển về vấn đề điện hạt nhân và có dự án đã bắt đầu từ 2010. Tuy nhiên dừng lại từ năm 2016 và chính vì có sự chuẩn bị như thế, dự án như thế thì nguồn nhân lực của mình bắt đầu nhiều thêm và lĩnh vực khoa học công nghệ hạt nhân ở Việt Nam cũng khá là mạnh, tốt, nhưng có một cái lo là lạnh, chúng ta cần phải vừa đảm bảo an toàn mà vừa cung cấp phóng xạ để điều trị, chẩn đoán ung thư, đặc biệt trong hai năm Covid, Đà Lạt cung cấp 90% dưỡng chất điều trị ung thư cho toàn quốc vì không thể nhập khẩu từ nước ngoài, trước đó chỉ 30-40%. Trong 5 dự án vừa qua cũng là những dự án rất là kinh điển của lĩnh vực hạt nhân, chủ yếu tập trung làm sao để thực hiện có hiệu quả tốt, kết quả tốt. Xung quanh Việt Nam có rất nhiều nhà máy hạt nhân nguyên tử về phía Trung Quốc. Sắp tới sẽ mở rộng thêm nhà máy nguyên tử nổi trên biển, cũng khó có nguy cơ, mà bây giờ mình ko hiểu thì sẽ không làm được gì cả. Tất nhiên là mình không nghĩ rằng nó sẽ có vấn đề gì lớn, nó rò rì cũng rất là không tốt cho mình. Rò rỉ phóng xạ nghĩa là tất cả các nhà máy phải dừng lại hết mặc dù sự cố cũng chẳng ảnh hưởng gì đến môi trường. Sự rò rỉ đó thấp thì ko sao cả, nhưng mình phải chuẩn bị đến những vấn đề đấy.
Tập trung vào lĩnh vực y học hạt nhân bởi vì tỷ lệ ung thư hiện nay ở nước ta rất là cao, mỗi năm có 180,000 người bị ung thư và tỷ lệ chữa được ung thư so với thế giới rất là thấp. Vì mình phát triển muộn, nước ngoài chữa được 6%-7% mình chữa được 3-4%. Như thế thì ko đạt được kết quả. Vì thế mà ta cần đẩy mạnh sản xuất đồng vị phóng xạ. Số lượng đồng vị phóng xạ là hàng trăm loại để chữa các loại ung thư khác nhau, mình chỉ làm được 10 loại do lao động bị hạn chế. Việt Nam đang có dự án xây lò mới, tăng gấp chục lần số lượng đồng vị phóng xạ và được xây ở Đồng Nai, cách Sài Gòn khoảng 70km, nhưng các dưỡng chất đưa vào ứng dụng là cả một quá trình rất là dài. Bởi vì sản xuất được nó, sản xuất các đồng vị, xong gắn các đồng vị vào chất mang biến nó thành thuốc xong rồi thử nghiệm. Thử nghiệm lâm sàng rồi xin giấy phép của Bộ Y tế mãi nó mới có thể đưa vào sử dụng được, nên ví dụ mình có 10 loại tăng lên 50 loại thì cả một chặng đường rất là dài. Y học là một vấn đề về môi trường và rất là lớn. 5 dự án này là trọng điểm nhưng điều quan trọng là mình phải đẩy kết quả lên cao hơn nữa, chứ nó không có gì là mới cả. Về vấn đề lò điện của mình hiện nay là 60 năm rồi và cũng phải đến lúc nào đây 10, 15 năm nữa cũng phải dừng lại và khi dừng lại thì mình không còn cái lò hạt nhân nào nữa cho nên mình phải làm lò mới từ nay cho đến 2030 kế hoạch là sẽ làm lò mới thay lò cũ, để đưa các ứng dụng khoa học kỹ thuật hạt nhân vào cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội.
Bà Anna Zykova trao tặng bức tượng Viện sỹ Igor Vasilevich Kurchatov cho TS. Trần Chí Thành
(Ảnh. https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/16261/ts-tran-chi-thanh---nguoi-dau-tien-o-dong-nam-a-duoc-trao-tang-buc-tuong-vien-sy-igor-kurchatov.aspx)
WAJ: Khi được phóng viên hỏi về vấn đề xử lý lò cũ như thế nào? PV đã đề cập đến vấn đề xử lý lò cũ như thế nào là vì lò hạt nhân tại Áo, có tên là Zwentendorf. Lò năng lượng này được xây dựng xong thì Thủ tướng Bruno Kreisky đã trưng cầu dân ý để cho hoạt động nhưng trước đó 30 phút để cho hoạt động thì công chúng Áo đặc biệt là công chúng báo chí. Kết quả là có 55% trong số đó là không đồng ý, thì ông Thủ tướng mới cho dừng lại ở phút thứ 30 để dừng hoạt động. Sau đó Zwentendorf đã trở thành khu triển lãm. Và về sau nơi này trở thành biểu tượng người châu Âu không sử dụng nghiên cứu vào ngày 25 tháng 5. Họ lấy biểu tượng đó làm kỷ niệm. Thủ tướng lúc bấy giờ có nhiều vấn đề mà dân tranh cãi nhưng sau cái sự việc đó mà sau đó ông được dân giữ lại 14 năm tại vị lâu nhất trong lịch sử
TS. Trần Chí Thành: Về vấn đề lò cũ thì mình vẫn chạy 10, 15, 20 năm nữa không có vấn đề gì nhưng khi mình có lò mới thì mình sẽ dùng nó như một nơi để đào tạo nguồn nhân lực hoặc sau này có thể biến nó thành một nơi triển lãm. Theo ý tưởng của tôi thì không nên tháo dỡ mà chỉ có tẩy xả và làm thành một nơi triển lãm. Lò mới này phục vụ vào việc đưa công nghệ hạt nhân ứng dụng vào trong cuộc sống và nó là lò nghiên cứu như bao lò nghiên cứu trên thế giới rất an toàn, không xảy ra vấn đề gì. Tất cả các lò như Fukushima là lò phát điện, lò năng lượng còn lò mình là lò nghiên cứu, nhỏ rất là nhỏ.
WAJ: Xin chuyên gia cho biết thêm kết quả về việc, IAEA đã cung cấp trang thiết bị, sinh phẩm và tổ chức các khoá đào tạo về ứng dụng công nghệ hạt nhân để thực hiện các xét nghiệp RT-PCR giúp Việt Nam chuẩn đoán và phát hiện sớm virus Sars-CoV-2, góp phần hạn chế đại dịch Covid-19 bùng phát trong thời gian vừa qua?
TS. Trần Chí Thành: Việt Nam cũng rất cảm ơn IAEA về thiết bị liên quan đến dịch Covid đấy. Đây là một nỗ lực lớn của Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ và sự nỗ lực lớn của Đại sứ Nguyễn Trung Kiên ở bên này nên IAEA đã rất hỗ trợ mình về việc này và mình rất cảm ơn về điều đấy. Còn các dự án khoa học hạt nhân trong những năm vừa qua thì IAEA cũng hỗ trợ mình rất là nhiều liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực, liên quan đến trình độ hoặc tư vấn hỗ trợ như việc xây lò nghiên cứu mới cũng nhờ sự tư vấn hỗ trợ từ các chuyên gia của IAEA như lựa chọn địa điểm, đáp ứng công nghệ ra sao, đánh giá an toàn, kinh nghiệm, có muốn đi học ở đâu, có muốn mời các chuyên gia hàng đầu thế giới về hỗ trợ không và IAEA đã hỗ trợ các vấn đề đó. Việt Nam rất là cảm ơn IAEA về vấn đề đó. Đại sứ Nguyễn Trung Kiên cũng nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với IAEA càng tốt hơn nữa.
Gần đây, Lào, Campuchia thì khoa học công nghệ hạt nhân chưa phát triển nhiều như mình nên IAEA muốn dùng cán bộ Việt Nam, năng lực của mình để hỗ trợ cho Lào và Campuchia phát triển lĩnh vực này. Ngày mai mình sẽ có một sự kiện giữa IAEA, VN, Lào và IAEA VN, CPC cùng nhau hỗ trợ phát triển thêm về khoa học công nghệ hạt nhân.
Trở lại câu chuyện của Áo, thì câu chuyện hạt nhân là câu chuyện chính trị nhiều khi dân túy là một chuyện, khoa học là một chuyện khác, chúng tôi không thể nghe theo ý kiến của dân vì nhiều khi dân cũng không thể hiểu. Nhưng sẽ tùy vào chính trị họ dùng cái đấy như thế nào? Nếu họ tin khoa học thì họ sẽ làm những thứ phục vụ cho khoa học, đảm bảo an toàn, còn nếu chỉ để phục vụ lòng dân thì đó là một câu chuyện khác thì cái đó mình không liên quan.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và TS. Trần Chí Thành điều phối Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập RCA, tại LHQ tại Vienna (Ảnh.WAJ)
WAJ: Tại Hội nghị chính sách thế giới (2011) tôi đã phỏng vấn cựu Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano, lúc đó, ông ấy đặc biệt đề cập đến việc IAEA sẽ sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, vậy công việc này hiện nay như thế nào thưa chuyên gia?
TS. Trần Chí Thành: Thời kỳ ông Amano làm Giám Đốc thì ông đã sang Việt Nam rồi đi vào Đà Lạt và thăm nhà máy điện hạt nhân mình đang làm. Thời điểm đấy Việt Nam đang làm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 với Nga, Ninh Thuận 2 với Nhật Bản. Khi ông sang thì mình đang làm hai dự án đấy, lúc đấy IAEA cũng rất là hỗ trợ để mình có đủ năng lực để vận hành an toàn những nhà máy điện hạt nhân đấy khi nó được vận hành. Tuy nhiên vào năm 2016, Quốc hội Việt Nam có chủ trương dừng nhà máy điện hạt nhân lại nên từ đến giờ vẫn chưa có gì mới. Thời điểm ông Amano sang thì rất là tốt, thúc đẩy công việc.
WAJ: Thưa chuyên gia, Việt Nam sẽ ứng dụng công nghệ hạt nhân trong khoa học liên ngành với các lĩnh vực như y tế, công nghiệp, nông nghiệp như thế nào?
TS. Trần Chí Thành: Theo tôi, rất rõ ràng đó là chẩn đoán điều trị ung thư. Trong công nghiệp thì kỹ thuật hạt nhân được ứng dụng là những hạt nhân không phá hủy, dùng những tia gamma có thể đưa vào kiểm tra chất lượng thiết bị, công trình, đánh giá tiềm năng hỏng hóc của các thiết bị, đánh giá sự cố thiết bị của các nhà máy công nghiệp như nhà máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện. Tất cả những cái đấy có thể sử dụng công nghệ hạt nhân được. Trong nông nghiệp thì mình chiếu xạ để kiểm dịch, xuất khẩu với rất nhiều sản phẩm mà mình có thể dùng tia chiếu sáng để tiệt trùng, để tránh những con trùng lạ sinh sản đi ra nước ngoài. Hoặc mà mình có thể dùng các tia này tạo ra các giống mới đột biến về mặt phóng xạ. Sự đột biến về mặt phóng xạ khác với đột biến gen. Đột biến gen tức là quá trình biến đổi gen về mặt sinh học còn đột biến phóng xạ là người ta chiếu để kích thích tạo ra giống mới. Vì vậy, đó là biện pháp an toàn. Các sản phẩm hiện này là kết quả của đột biến phóng xạ. Ví dụ như hiện nay ST25, đã được làm từ trước và sau này được lai tạo nhiều đời và đậu tương cũng là một điển hình. Trong môi trường, khoa học hạt nhân được dùng để đánh giá về ô nhiễm biển, môi trường, nước ngầm. Như vậy có 4 lĩnh vực mà kỹ thuật hạt nhân được đánh giá nhiều nhất: y học, công nghiệp, nông nghiệp, tài nguyên môi trường.
WAJ: Việt Nam với tư cách là Chủ tịch RCA đương nhiệm, được IAEA đánh giá cao trong việc hợp tác khu vực về phát triển công nghệ hạt nhân, đặc biệt là đào tạo, xây dựng năng lực cho Lào, Campuchia thông qua chương trình hợp tác ba bên giữa Việt Nam, IAEA và các nước này, trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục trọng trách này như thế nào thưa ông?
TS. Trần Chí Thành: Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác ba bên. IAEA cũng rất là hỗ trợ đặc biệt là hỗ trợ về kinh phí cho các dự án thực hiện những việc đấy. Việt Nam giúp Lào trong việc đánh giá năng lực không phá hủy, xây dựng trung tâm để đánh giá năng lực không phá hủy rồi. Trong y học, Lào vẫn muốn ứng dụng xạ trị để điều trị ung thư và năng lực thì vẫn phải đào tạo và nếu mà họ muốn điều trị từ dưỡng chất như ở Đà Lạt thì Việt Nam cũng sẵn sàng cung cấp. Đối với Campuchia thì phía Đà Lạt cũng có cung cấp dưỡng chất cho họ điều trị ung thư mặc dù số lượng không lớn nhưng đã làm rồi. Campuchia cũng muốn thúc đẩy các khí công nghệ về chiếu xạ phục vụ cho việc xuất khẩu. Gần đây, Campuchia cũng có thực hiện một dự án. Đó là họ muốn xây dựng một Viện nghiên cứu về năng lượng nguyên tử, Việt Nam cũng cùng tư vấn với họ để họ đưa ra kế hoạch dài hạn phát triển năng lượng nguyên tử tại Campuchia.
Đại hội đồng thường niên lần thứ 66 tại Liên Hợp Quốc ở Vienna (Ảnh.WAJ)
WAJ: IAEA cho rằng nghiên cứu công nghệ hạt nhân là vì mục đích hoà bình cho toàn cầu, trong bối cảnh tình hình năng lượng của châu Âu đang bị khủng hoảng nghiêm trọng như hiện nay, chuyên gia có ý kiến gì về mục đích cao này của IAEA ?
TS. Trần Chí Thành: Tôi làm về an toàn điện hạt nhân. Đó là lĩnh vực chính chuyên môn của tôi. Tôi thấy điện hạt nhân là một sự lựa chọn rất tốt trong tương lai trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cân bằng về lượng CO2. Việt Nam cũng đang xem xét khả năng điện hạt nhân như thế nào, tuy nhiên việc quyết định đó thuộc về lĩnh đạo cao cấp còn chúng tôi với tư cách là đơn vị tư vấn về khoa học kỹ thuật. Chúng tôi có nhiệm vụ đánh giá một cách chính xác về an toàn, kỹ thuật, khả năng triển khai của dự án, quyết định thuộc về lãnh đạo.
WAJ: Xin cảm ơn Tiến sĩ đã cho công chúng biết thêm những vấn đề trọng yếu của việc nghiên cứu năng lượng hạt nhân. Hy vọng rằng với tư cách, phẩm hạnh của các chuyên gia, nhà khoa học, anh và các đồng nghiệp quốc tế sẽ tham gia đóng góp vào việc phát triển lý tưởng của IAEA thành công trong tương lai. Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ !
(Xem thêm thông tin Đại hội đồng IAEA lần thứ 66: https://www.iaea.org/gc-archives/gc)
Trụ sở Liên hợp quốc tại Vienna, 26/9/2022
TIN LIÊN QUAN
Tranh của Thủy Tuân màu dầu rất mỏng, đến độ có thể thấy nền của vóc. Ông dùng màu không phải của thiên nhiên vốn có, mà vẫn thấy cái gì của quê hương chứ không phải của Van Gogh, Edgar Degas, Claude Monet. Ông dùng nét không phải theo dân gian Thuận Thành, mà vẫn thấy gân guốc, chắc nịch, vừa dân gian vừa hiện đại.
TS. Yen PlatzXEM NHIỀU NHẤT
(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)
TS. Yen PlatzChị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.
TS. Yen Platz
BÌNH LUẬN