July 02, 2022 15:40 TS. Yen Platz
Như thường lệ, khi các kỳ Olympic kết thúc sẽ để lại những bài học kinh nghiệm cho các quốc gia, vận động viên, huấn luyện viên, Ban tổ chức, trọng tài… Bên cạnh việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau họ còn có cơ hội tiếp thu những đóng góp tích cực từ phía công chúng truyền thông. Đối tượng này chính là người bạn đồng hành quan trọng trong mọi thời khắc của thể thao.

        Như thường lệ, khi các kỳ Olympic kết thúc sẽ để lại những bài học kinh nghiệm cho các quốc gia, vận động viên, huấn luyện viên, Ban tổ chức, trọng tài… Bên cạnh việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau họ còn có cơ hội tiếp thu những đóng góp tích cực từ phía công chúng truyền thông. Đối tượng này chính là người bạn đồng hành quan trọng trong mọi thời khắc của thể thao.

* Khi công chúng trách móc sự thất bại toàn diện của đội nhà

          Một số nước trong khu vực châu Âu như Luxemburg, Malta, Áo, đã không đọat được huy chương Olympic 2012. Điều này đã đem lại sự thất vọng nặng nề cho công chúng và giới báo chí - truyền thông của họ. Báo Heute (Áo) gọi thời điểm này là “ngày đau buồn của các cổ động viên - công chúng Áo”. Áo là đất nước có thế mạnh ở Thế vận hội mùa Đông. Và đây là lần thứ hai trong lịch sử tham dự Thế vận hội mùa hè, Áo đã trắng tay (lần thứ nhất tại Tokyo 1964). Thậm chí sự thất bại này còn là chủ đề cho các hãng truyền thông láng giềng chế nhạo. Báo Bilde (Đức) giật tít “Huy chương Vàng cho con số O của Áo”, “Hàng xóm của chúng ta đã cử 70 vận động viên đến Olympic mà không giành được một huy chương nào. Vì thế, họ sẽ phải dũng cảm nhận lấy Huy chương Vàng của sự cười nhạo…”. Heute đã chụp đăng lại bài báo của Bilde và “đáp trả” rất nhẹ nhàng: “Có thể Đức cũng đang tức giận với chính mình vì thành tích đạt được tại Olympic lần này đã không như mong đợi”. Đồng thời Heute nhìn sang Hungary: “Chúng ta rất tôn trọng hàng xóm của mình, đất nước có 10 triệu dân tương đương với dân số Áo, nhưng họ đã đạt được 8 huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 5 Huy chương Đồng và đứng thứ 9 trong bảng tổng sắp huy chương”.

          Không cần phải chờ đến sức ép của dư luận, Ngài Darabos, Bộ trưởng Thể thao Áo đã thành thật nhận lỗi: “Đoàn Áo không có huy chương đó là bản án dành cho tôi”. Và khi được các nhà báo so sánh Đoàn Áo với Đoàn Hungary, ông đã chia sẻ: “Điều đó đã làm tôi tổn thương. Ngay từ bây giờ, luật mới về thúc đẩy phát triển thể thao sẽ được đưa ra để đảm bảo Áo sẽ không còn sản sinh ra những du khách Olympic”.

          Công chúng Áo cũng chỉ trích giới truyền thông đã quá đề cao và tâng bốc các vận động viên (VĐV). “Mặc dù công chúng chỉ trích truyền thông nhưng vẫn có 5,6 triệu người xem Olympic trên ORF - Đài Truyền hình Quốc gia Áo” (Heute). Human Institut, cũng ngay lập tức thực hiện một cuộc điều tra công chúng về thành tích của Đoàn thể thao Áo tại Olympic London 2012 (http://www.humaninstitut.at): Khi được hỏi “Bạn có hài lòng với kết quả của đoàn thể thao Áo tại Olympic 2012 không?”, đã có 79% trả lời không hài lòng; 12% hài lòng; 9% không quan tâm. Và “Lý do tại sao đoàn Áo đã có kết quả tồi như vậy?”, 78% cho rằng thiếu động lực; 69% do phương thức tổ chức kém; 54% do tâm lý; 22% không quan tâm. Đặc biệt, công chúng đã bày tỏ mức độ tín nhiệm của mình với Bộ trưởng Thể thao đương nhiệm qua câu hỏi: “Bạn nghĩ thế nào về Bộ trưởng Thể thao hiện nay?”, có 6% trả lời rất tốt; 8% Tốt; 32% trung bình; 28% kém và 26% rất kém. Đồng thời, họ đưa ra câu hỏi “Theo bạn người nào có thể lãnh đạo thể thao Áo giành chiến thắng trở lại?”, đa số các câu trả lời đều đề cử các cựu VĐV nổi tiếng ở các môn thể thao mùa đông như Toni Innauer, Schwarzenegger, Herman Maier…

       Như vậy, khi công chúng trách móc sự thất bại toàn diện của đội nhà là lúc cảm xúc của họ đã bị đẩy tới đỉnh điểm. Nhưng khi bình tĩnh trở lại họ biết, họ không thể “bỏ rơi” ngành thể thao. Vì thế, công chúng truyền thông và lãnh đạo ngành thể thao Áo đã cùng “ngồi lại” để tìm kế sách giành huy chương ở kỳ Olympic Rio 2016.

* Phải tôn trọng cảm xúc của công chúng truyền thông 

       Trong một nghiên cứu về công chúng báo chí - truyền thông chỉ ra rằng: “Công chúng báo chí của mỗi nước có thể khác nhau về văn hóa, chính trị, xã hội... nhưng xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đã làm cho công chúng báo chí giữa các quốc gia ngày càng không còn “biên giới cứng” trong nhu cầu tiếp nhận thông tin”. Điều đó được minh chứng rõ nhất trong thể thao, đặc biệt là ở các kỳ Thế vận hội. Lúc đó, cảm xúc của công chúng báo chí - truyền thông dành cho thể thao giữa các nước là như nhau, từ sự hy vọng, hồi hộp, lo lắng đến tức giận, thất vọng và đỉnh điểm là sự cười nhạo.

      Nhìn về thể thao Việt Nam, ở đấu trường khu vực và thế giới, chúng ta đã đạt được một số thành tích cao trong các môn như bắn súng, bóng đá, cầu lông... nhưng ở đấu trường Olympic thì thành tích vẫn vô cùng khiêm tốn. Mặc dù vậy, công chúng vẫn không ngừng hy vọng và dõi theo mỗi đợt xuất quân của đội tuyển Việt Nam. Vì thế, chúng tôi thiển nghĩ, lãnh đạo ngành thể thao Việt Nam nên cẩn trọng lắng nghe cảm xúc của công chúng mà không nên tiếp tục tước đi quyền hy vọng chính đáng của họ:

        Thứ nhất, Phải có người nhận trách nhiệm: Thay vì nhìn nhận nhược điểm, nhận trách nhiệm để khắc phục hậu quả tại kỳ Olympic London 2012 của đoàn thể thao Việt Nam, một số lãnh đạo thể thao lại giữ thái độ im lặng, số khác thì đưa ra những lập luận tự vuốt ve kiểu AQ. Một số nguyên lãnh đạo đã phát biểu vạch ra nhiều yếu kém, cố tật của thể thao Việt Nam. Công chúng không đáng bị đối xử như vậy, những nguyên lãnh đạo thể thao biết sai mà không sửa (hoặc chưa kịp sửa), và những tân lãnh đạo thì giữ thái độ im lặng… Có lẽ, đây là thời điểm mà Bộ trưởng nên trực tiếp giải trình với công chúng.

       Thứ hai, Phải tôn trọng cảm xúc của công chúng truyền thông: Truyền thông nên mở cuộc điều tra “Phản ứng của công chúng với thành tích thể thao Việt Nam tại Olympic London 2012” (tương tự như Human Institut, Áo đã làm). Từ đó, xuất hiện những kế sách cho ngành thể thao, cũng như buộc những người đang tiêu tiền thuế của công chúng nhân dân phải có trách nhiệm hơn với ngành, với đất nước. Tuy báo Tuổi trẻ đã thực hiện việc thu thập một số ý kiến của công chúng về việc “Cần cải tổ thể thao Việt Nam”, nhưng điều đó vẫn chưa được tiến hành một cách hệ thống và bài bản.

        Thứ ba, Câu hỏi cho những nhà lãnh đạo thể thao chân chính: Mặc dù số tiền đầu tư cho việc tập huấn, tham dự Olympic không được công khai trên các phương tiện báo chí - truyền thông thì thôi, cũng đành! Nhưng việc giành vé chính thức đến London là để mang vinh quang về cho Tổ quốc, mang tên tuổi Việt Nam ra trường quốc tế... Thế nên, giá như các nhà lãnh đạo ngành bớt đi một vài “du khách Olympic” thì có lẽ công chúng cũng được an ủi phần nào. Mặc dù, đoàn thể thao Việt Nam đã đem lại sự thất vọng cho công chúng tại kỳ Olympic London lần này, nhưng có lẽ, công chúng vẫn còn đủ bình tĩnh. Họ đã cư xử một cách có trách nhiệm, có trình độ giống như công chúng phương Tây trong những ngày vừa qua mà chúng ta đã thấy. Vậy nên, các nhà lãnh đạo thể thao không thể cứ tiếp tục làm ngơ trước cảm xúc của họ. Xin các vị hãy “ngồi lại” với công chúng, trước khi quyết định việc tập huấn cho kỳ Olympic Rio 2016 tại Brazil.

z3536610695188_6c94efdc0f94934ba04944221f07a565.jpg

Công chúng châu Âu cổ vũ Olympic London 2012 (ảnh Heute)

* Công chúng truyền thông và các “yếu tố giảm nhẹ” 

      Công chúng báo chí-truyền thông luôn có cái nhìn công bằng, nếu họ được cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ và đa chiều. Và trong tình hình hậu Olympic Londo hiện nay, họ cũng sẽ xem xét đến các “yếu tố giảm nhẹ” cho các đổi tuyển mà họ yêu mến, như:

      Vấn đề Doping: Theo thông tin từ Victor Conte, giám đốc phòng thí nghiệm tai tiếng BALCO cho rằng: “60% các VĐV Olympic lần này đã sử dụng chất kích thích”. Tin tức này đã nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên khắp các phương tiện truyền thông quốc tế. Giả sử như độ xác thực của thông tin này là 25% và trong đó có một số VĐV đã thi đấu với VĐV các nước Việt Nam, Áo, Luxemburg… thì đây có lẽ là “tình tiết giảm nhẹ” và an ủi công chúng các nước này.

      Vấn đề trọng tài: Công chúng có quyền đặt câu hỏi có nên tin tưởng tuyệt đối các trọng tài Olympic hay không? Nếu khán giả nào đã xem Hãng EBU- UER truyền hình trực tiếp các trận thi đấu tại nhà thi đấu ExCel thì chắc hẳn đã có câu trả lời cho riêng mình. Hãng EBU đã mang lại cái nhìn cận cảnh, trung thực tới mức công chúng (trong nghề) cũng có thể trở thành trọng tài của trọng tài.

      Chúng tôi, xin đề cập một ví dụ, cụ thể, đó là trận bán kết Taekwondo, nam Hạng 58kg (hạng cân của VĐV Huỳnh Châu, Đoàn Việt Nam) giữa VĐV Tây Ban Nha và VĐV Hàn Quốc. Không hiểu vì lý do gì, trọng tài điều khiển số 22 đã để VĐV Tây Ban Nha liên tiếp mắc các lỗi như dùng các động tác tay, tránh thi đấu, xô ngã đối phương… và chỉ phạt 1,5 điểm. Trong khi, VĐV Hàn Quốc luôn chủ động tấn công, chiếm trung tâm sàn đấu thì bị phạt đến 3,5 điểm (nhiều lần xử phạt vô lý). Còn ba trọng tài chấm điểm đã công nhận điểm (chấm điểm) cho VĐV Hàn Quốc một cách “thiếu tập trung”. Chúng tôi xin dùng từ “thiếu tập trung” chứ không nói là họ không cho điểm. Vì việc chấm điểm thi đấu môn võ này, nếu 3 trọng tài nhận định là có điểm thôi vẫn chưa đủ, và việc nhận định đòn ghi điểm phải trùng nhau, thời gian bấm điểm phải trùng nhau, thì máy tính mới ghi nhận điểm. Vì thế, nếu thiếu một các yếu tố đó thì vận động viên sẽ chịu thiệt thòi. Chính sự thiên lệch của các trọng tài đã làm suy giảm nghiêm trọng đến tâm lý và sức chiến đấu của VĐV Hàn Quốc ở từng hiệp. Kết quả chung cuộc ba hiệp đấu là: 17 - 8, chiến thắng thuộc về VĐV Tây Ban Nha. Công chúng và đặc biệt là các trọng tài Taekwondo (có trình độ cao) có thể xem lại và phân tích trận đấu này (http://www.eurovisionsports.tv/london2012/index.html).

     Vấn đề tâm lý vận động viên: Đó là trường hợp điển hình của VĐV Tiến Minh và hai VĐV Taekwondo đoàn Việt Nam. Các VĐV này mặc dù đã được tập huấn rất bài bản, kỹ càng ở nước ngoài, nhưng tại sao họ không thể phát huy trong trận đấu?

        Trong trận đấu của Huỳnh Châu (Đoàn Taekwondo Việt Nam), tôi đã cẩn trọng theo dõi từng đòn đá của vận động viên này và đối thủ. Tôi hồi hộp chờ đợi đòn “đánh không thấy” mà Huỳnh Châu đã học được từ VĐV đương kim vô địch thế giới, người Hàn Quốc, bởi vì tôi cũng là “con chiên” của môn võ này. Theo quan sát của tôi thì Huỳnh Châu đã không sử dụng được đòn đánh uy lực nào để uy hiếp đối phương, mà Huỳnh Châu đã rất luống cuống và bị cuốn theo đối thủ. Và một khi VĐV này còn phải “tìm đối thủ” để ra đòn, thì việc giành chiến thắng ở Olympic là không thể. Tôi bỗng nhớ lại, trong một lần phỏng vấn đồng nghiệp - VĐV Trần Hiếu Ngân (Huy chương Bạc Taekwondo Olympic Sydney 2000), chị đã chia sẻ với tôi về lý do khiến chị thua ở trận bán kết năm đó là do “VĐV Hàn Quốc đã đánh bằng cảm giác”. Mặc dù, trước đó chị Ngân đã liên tiếp thắng VĐV này trong hai trận thi đấu cọ xát.

      Còn khi quan sát trận đấu của VĐV Chu Hoàng Diệu Linh (hạng 67kg) thì tôi thấy Linh đã ngã liên tiếp như một cái máy trong trận đấu loại với VĐV người Đức. Tất nhiên, đối thủ của Linh rất mạnh nhưng Linh đã tập luyện bao nhiêu lâu, chỉ để ngã, giả chấn thương và tuột giáp thôi sao ?! Xin nhắc thêm là việc tuột giáp đấu là điều ít thấy trong suốt giải đấu Olympic này. Việc giả vờ chấn thương thực sự vẫn còn tồn tại và là thói quen rất xấu của một số VĐV Taekwondo Việt Nam. Tôi tin chắc ở các giải đấu khác có lẽ Linh đã thi đấu rất thuyết phục chứ không bị xử thua cách biệt đến 12 điểm như thế này.

     Nếu chúng ta quan sát kỹ các trận đấu của các VĐV Việt Nam, sẽ nhận thấy việc thất bại của một số VĐV tại Olympic London 2012 không hẳn nằm ở chỗ thể lực hay kỹ thuật yếu, điểm rơi lệch mà còn nằm ở chỗ tâm lý yếu. Đây là vấn đề không chỉ của các VĐV mà còn là cách thức huấn luyện của các huấn luyện viên, đây cũng là tình trạng khá phổ biến ở nhiều nước.

     Vấn đề VĐV bỏ trốn: Trước đây, Đoàn thể thao Việt Nam đã từng có một số VĐV bỏ trốn khi đi thi đấu ở nước ngoài. Việc này, đã gây ra những phiền toái trên phương diện quốc gia và là nỗi hổ thẹn của người dân Việt Nam. Nhưng tại Olympic London 2012 lần này, đã không có VĐV nào bỏ trốn cả, đây có lẽ là một trong các “yếu tố giảm nhẹ” và an ủi công chúng Việt Nam.

Nguồn: Những mảnh ghép Quân Vương

(Nhà thiết kế thời trang La Hồng, Cộng hòa Áo)

TS. Yen Platz

Chị Cao Thị Thương (Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Cao Hoàng) đã không ngừng học hỏi từ thầy, từ các đồng nghiệp, từ việc đọc các tài liệu chuyên ngành... để nghiên cứu, pha chế, chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm làm đẹp từ thảo mộc. Chị đã pha chế thành công một số loại dược phẩm và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi ở hàng chục spa (thuộc hệ thống của công ty) trên toàn quốc. Công ty của chị đã được chọn là đối tác chiến lược phân phối mỹ phẩm thảo dược của Mỹ tại Việt Nam.

TS. Yen Platz

ĐẤU GIÁ